Nghe tưởng đùa: Không quân Mỹ phải mua tiêm kích F-35 từ Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã đặt mua 100 tiêm kích F-35A
Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã đặt mua 100 tiêm kích F-35A
TPO - Mới nghe, có lẽ nhiều người tưởng việc Mỹ phải mua tiêm kích do mình chế tạo từ Thổ Nhĩ Kỳ

Sau một năm đồn đoán về những gì sẽ xảy ra với những chiếc F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này bị loại khỏi chương trình sản xuất tiêm kích tàng hình đa nhiệm F-35 vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa đưa ra câu trả lời dứt khoát.

Quyết định này nói rằng Không quân Mỹ sẽ chính thức mua 8 máy bay phiên bản cất và hạ cánh thông thường F-35A do hãng Lockheed Martin chế tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ như một phần của hợp đồng sửa đổi trị giá 862 triệu đô la. Thỏa thuận này cũng có thêm sáu chiếc F-35A được chế tạo cho Không quân Mỹ và các sửa đổi cần thiết để các máy bay chế tạo cho Thổ Nhĩ Kỳ phù hợp với cấu hình của Không quân Mỹ.

Một quan chức quốc phòng nói với Defense News hôm thứ Ba rằng việc sửa đổi hợp đồng đã đáp ứng các quy định trong chính sách quốc phòng năm 2020 và chính sách chi tiêu. Nó xử lý được vấn đề 8 chiếc tiêm kích F-35A lẽ ra sẽ được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2022-2023, và nay các máy bay phản lực này sẽ được chuyển cho Không quân Mỹ khi chúng xuất xưởng. Sáu chiếc F-35A khác là phần tăng thêm trong ngân sách quốc phòng của năm tài chính 2020 (FY2020).

Hợp đồng sửa đổi sử dụng nguồn vốn từ ngân sách FY20 để chi trả cho các chiến đấu cơ ngoài kế hoạch này. Lầu Năm góc và Lockheed Martin đã hoàn tất một thỏa thuận, với giá của mỗi chiếc F-35 thuộc lô này là 77,9 triệu đô la.

Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch mua 100 chiếc F-35A trong suốt chương trình, nhưng đã bị loại khỏi chương trình vào tháng 7 năm ngoái sau khi mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga dù có nhiều cảnh báo từ các quan chức Mỹ.

Vào thời điểm đó, những chiếc F-35 đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ đã được xuất xưởng và các phi công, nhân viên bảo trì của họ đang được huấn luyện bay và sửa chữa cùng với các nhân viên Mỹ tại Căn cứ Không quân Luke, Arizona, và căn cứ Eglin ở Florida. Số máy bay này đã không được bàn giao chính thức cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Kể từ đó, số phận của các tiêm kích F-35 Thổ Nhĩ Kỳ là một câu hỏi mở. Vào tháng 1, Defense One đưa tin rằng 24 chiếc F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ đang trong giai đoạn sản xuất, nhưng quan chức phụ trách việc mua vũ khí hàng đầu của Lầu Năm Góc Ellen Lord đã nói với các phóng viên rằng Washington và Ankara đã không đi đến thỏa thuận về những gì sẽ xảy ra với chúng.

Trong năm 2020, Quốc hội Mỹ đã cho phép Lầu Năm góc chi tới 30 triệu đô la để đưa sáu chiếc F-35 đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ đến một địa điểm nơi chúng có thể được lưu trữ và bảo quản cho đến khi bộ này đưa ra kế hoạch sử dụng chúng. Các máy bay này hiện đang được giữ trong kho lưu trữ dài hạn tại Mỹ trong khi chờ quyết định cuối cùng, quan chức quốc phòng nói.

Trước đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận để cung cấp các hệ thống phòng không S-400 vào tháng 9/2017. Washington đã nhiều lần đe dọa và chính thức  từ chối cung cấp F-35 cho chính quyền Ankara với lý do sự xuất hiện của hệ thống S-400 không tương thích với thiết bị quân sự của liên minh và có thể làm tổn hại đến hoạt động của các máy bay chiến đấu F-35. Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua S-400 Nga và từ chối hủy hợp đồng, bất chấp các đe dọa trừng phạt từ Mỹ.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.