>Ngoài đường cong nóng bỏng, 'sao' có gì?
Tối 25-4, đông đảo khán giả có mặt tại Chung kết cuộc thi Hùng biện chứng kiến sự thi tài của 10 thí sinh. Khác với những vòng thi trước, trong đêm chung kết, các thí sinh sẽ thi theo cặp với thể thức đối kháng. Hai thí sinh sẽ có cùng một vấn đề và mỗi người sẽ đại diện cho một hướng đồng thuận, một hướng phản bác.
Tại vòng thi đầu tiên, thí sinh Công Tiến cũng thi đấu đối kháng với Phạm Thu Trang (Đại học Ngoại Thương) với chủ đề: "có nên tăng hình phạt có thể đối với người chưa thành niên phạm tội so với quy định của pháp luật hiện hành...?"
Phần thi đối kháng giữa Công Tiến với Thu Trang. |
Trong vị trí không đồng tình với quan điểm này, Phan Công Tiến đã đưa ra những luận giải để thuyết phục đối thủ cũng như ban giảm khảo, khán giả. Thí sinh này đưa ra hai lí do cơ bản cho quan điểm của mình đó là:
Thứ nhất là dưới góc độ pháp lý quốc tế. Văn bản pháp lý quốc tế và luật pháp nhiều nước trên thế giới đều thừa nhận quyền lợi tối đa của người ở tuổi chưa vị thành niên phạm tội chứ không phải của pháp luật. Như công ước quyền trẻ em của Liên Hợp quốc ,
Còn dưới góc độ pháp luật Việt Nam thì việc tăng hình phạt đối với vị thành niên chưa phạm tối chỉ là cái nhìn phiến diện của người ngoài cuộc vào việc phạm tội của người chưa vị thành niên. Bởi vì về bản chất vị thành niên phạm tội là do sự phát triển chưa đầy đủ về tâm sinh lý; hiểu biết về xã hội, pháp luật còn hạn chế. Do đó chúng ta phải có cái nhìn nhân đạo chứ không phải cứ tăng hình phạt lên là giải quyết vấn đề
Còn nguyên nhân thứ hai là truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, nhân văn. Vì quan niệm của dân tộc luôn là đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. Luôn mong muốn người phạm tội nói chung, người chưa phạm tội nói riêng cho họ có cơ hội làm lại cuộc đời ngay trong môi trường xã hội bình thường. Đó mới là chính là nhân đạo.
Khi chúng ta tăng hình phạt lên liệu chúng ta có giảm được lượng vị chưa thành niên phạm tội hay không? Bởi không ít người vị chưa thành niên có cái nhìn sai lệch về pháp luật, đó là pháp luật sinh ra là để trừng trị con người. Sự hiểu biết pháp luật, xã hội của họ còn rất hạn chế . Vì vậy khi tăng mức hinh phạt lên, một mặt không răn đe giáo dục phòng ngừa, một mặt chỉ trừng trị khi hậu quả đã xảy ra rồi. Như vậy là không nhân đạo.
Chúng ta không cần không nên tăng hình phạt đối với vị thành niên phạm tội mà thay bằng xử lý tình huống. Pháp luật phải là biện pháp khắc chế cuối cùng để xử lý khi khi các tiết chế xã hội khác như tôn giáo, văn hóa, đạo đức truyền thống không đảm bảo được mục đích...
Bên cạnh đó, Công Tiến cũng cho rằng chính bản thân các gia đình cũng cần tăng cường, giáo dục con em trong độ tuổi chưa thành niên để tránh những hậu quả xấu có thể gây ra.
Để kết thúc cho phần hùng biện của mình, Công Tiến đã dẫn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xét xử đúng thì đã tốt nhưng không xét xử lại càng tốt hơn”.
Công Tiến luôn thể hiện phong thái tự tin trên sân khấu. |
Với luận chứng thuyết phục như vây, Phan Công Tiến bước tiếp vào vòng thi hùng biện phản xạ. Một lần nữa nam sinh này chứng tỏ được tài năng của mình trước câu hỏi: Bình luận danh ngôn: “Không có con đê pháp lý luật án ngữ thì tự di chỉ là dòng sông phá hoại.”; câu hỏi phụ Trong xã hội hiện nay, luật sư cần những yếu tố gì?
Cuối cùng, nam sinh khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội dành được giải nhất của cuộc thi đậm màu sắc trí tuệ mà không khô khan tẹo nào của hùng biện; của những luật lệ.
Với Công Tiến, một luật sư hiện nay cần có niềm đam mê với ngành luật; kiến thức để vận hành và kỹ năng mềm. |