Nghề độc: Kéo trứng nước kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày

Công việc kéo trứng nước rất vất vả, ngoài việc trầm mình dưới nước thì công việc diễn ra từ 1 -6 giờ sáng (ảnh Nhân Nguyễn)
Công việc kéo trứng nước rất vất vả, ngoài việc trầm mình dưới nước thì công việc diễn ra từ 1 -6 giờ sáng (ảnh Nhân Nguyễn)
Trứng nước, còn gọi là con đỏ hay bo bom một loài giáp xác nước ngọt nhỏ, là thức ăn cho cá bột và cá cảnh. Nghề kéo trứng nước không phải đầu tư nhiều vốn mà vẫn có thu nhập trên chục triệu đồng mỗi tháng.

Anh Trương Văn Vũ có thâm niên làm nghề hơn 10 năm, nói: “Nhà nghèo không đất sản xuất, phải đi làm thuê kiếm từng bữa ăn. Tôi đến với nghề này cũng trong một lần tình cờ, khi thấy một người vác lưới vào hầm cá tra đã thu hoạch kéo. Sau đó, họ xổ đáy lưới đổ vào thùng một mớ thứ gì đó quến cục như rong. Qua tìm hiểu, gặng hỏi mãi thì mới biết họ kéo trứng nước”.

Không chỉ có anh Vũ mà rất nhiều hộ dân trong ở ấp Mỹ Quý, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú (An Giang) trước nay vốn nghèo khó, không đất sản xuất nhưng từ khi tham gia nghề xúc trứng nước cuộc sống dần thay đổi.

Theo anh Vũ, trứng nước, còn gọi là con đỏ hay bo bom một loài giáp xác nước ngọt nhỏ, là thức ăn cho cá bột và cá cảnh. Nghề này rất đơn giản không cần phải học mà thấy người khác làm thì làm được. Dụng cụ kéo trứng nước là 2 thanh sắt ngang 0,7 m, dài 4 m và lưới mùng dài hơn 30m quấn cuộn để trong bao cùng 4 can loại 30 lít treo theo xe gắn máy để đựng trứng nước. Đến khi đến nơi thì ráp lại rồi kéo. Cuối lưới mùng có miệng cột chặt, khi kéo xong mở xổ lưới ra đổ trứng nước vào thùng. Giữa vợt có một giàn lượt, ngăn rong tảo lọt vào, chỉ trứng nước mới lọt qua.

Nghề độc: Kéo trứng nước kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày ảnh 1

Trung bình một hộ kéo trứng nước kiếm khoảng 50 -70kg trứng nước, thu khoảng 500.000 đồng/ngày (ảnh Nhân Nguyễn)

Ông Nguyễn Văn Rớt có nhiều năm kinh nghiệm xúc trứng nước cùng ở xã Mỹ Phú, chia sẻ: Thấy nhu cầu sử dụng trứng nước rất cao nên tui nhảy vào làm nghề này. Trứng nước thường có nhiều ở những nơi gần ao cá tra, công ty, xí nghiệp vì nước thải từ những nơi đó ra có thức ăn thì trứng mới sinh sản nhiều. Mấy năm gần đây do nghề này dễ làm, không cần đầu tư nhiều chi phí mà vẫn có thể đem lại nguồn thu nhập cao. Chính vì vậy rất nhiều nông dân trong xóm tham gia xúc trứng nước”.

Anh Nguyễn Văn Câu (30 tuổi) cùng làm nghề ở ấp Mỹ Hưng, nói: “Trời tạo trứng nước ra là để nuôi sống người nghèo. Trứng nước nổi lờ đờ trên mặt nước, chỉ cần kéo hơn 20 phút là biết ngay trúng hay thất rồi. Hôm nào trúng vợ chồng vui mừng, có lạnh mấy cũng không thấy mệt. Còn có ít hoặc không có thì cũng đành chịu. Thường thì vợ chồng tôi ngày kéo được khoảng 50 – 70 kg, bán với giá khoảng 5.000 – 7.000 đồng/kg”.

Nghề độc: Kéo trứng nước kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày ảnh 2 Do nghề kéo trứng nước dễ làm, ít vốt đầu tư nên ngày càng có nhiều người dân hành nghề này. (Nhân Nguyễn)
Theo ông Điền, một thương lái thu mua trứng nước ở An Giang cho biết, đến nay chưa có thực phẩm nào thay thế trứng nước, bởi nó có dinh dưỡng cao, giúp cá con chóng lớn và khỏe mạnh. Mùa nước lũ nên không ít người đi kéo trứng nước bán. Do vậy, thời điểm đó giá trứng nước từ khoảng 6.000 - 10.000 đồng/kg, còn mùa khô là giá trứng nước tăng lên 20.000 – 30.000 đồng/kg.

Ông Rớt, anh Vũ cho biết, nghề xúc trứng nước có thể làm quanh năm. Thời điểm xúc thường bắt đầu từ 1 giờ sáng đến 6 giờ do vậy đòi hỏi người làm phải có sức khỏe vì quanh năm trầm mình nơi nước thối, nước sâu…Mỗi ngày, người xúc ít cũng được 50 kg, còn người nhiều lên đến cả trăm ký. Do vậy với giá bán bình quân 10.000 đồng/kg thì cũng kiếm 500.000 – 1.000.000 đồng/ ngày.

Theo Nguyễn Hành - Nhân Nguyễn

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.