Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Quyết định số 2322/QĐ-VHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký và ban hành, Nghề thủ công truyền thống, Nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Kim Thượng, xã Xuân Đài huyện Tân Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các nghề thủ công truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm Nghề dệt thổ cẩm của người Mường (Phú Thọ), nghề ướp trà sen Quảng An (Hà Nội), nghề làm nhang (Tây Ninh), nghề làm gốm ở Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) và nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer (Trà Vinh).

Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Nghề dệt thổ cẩm của cộng đồng người Mường (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) có từ lâu đời.

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường huyện Tân Sơn, được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị truyền thống, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Mường.

Trong thời gian qua, huyện Tân Sơn liên tục triển khai các lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào người Mường trên địa bàn. Lớp truyền dạy nhằm phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng đồng bào DTTS đang có nguy cơ mai một, đồng thời nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Hiện tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm phục hồi, bảo tồn, giữ gìn các di sản văn hóa nói chung và nghề dệt thổ cẩm của người Mường nói riêng.

MỚI - NÓNG