Nghệ An tìm cách thu lại tiền hưởng sai của hơn 800 'thương binh giả'

Nhiều hồ sơ giả để hưởng chính sách người có công đã bị phát hiện, nhưng việc thu hồi tiền hưởng sai không dễ. Ảnh minh hoạ.
Nhiều hồ sơ giả để hưởng chính sách người có công đã bị phát hiện, nhưng việc thu hồi tiền hưởng sai không dễ. Ảnh minh hoạ.
TPO - Ngày 3/8, Bộ LĐ-TB&XH đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An để xử lý, thu hồi số tiền của 846 đối tượng hưởng sai trợ cấp ưu đãi thương binh.

Thời gian qua Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã rà soát hồ sơ người hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua các đợt kiểm tra, rà soát, hàng trăm hồ sơ làm giả để hưởng ưu đãi của nhà nước đã bị phát hiện.

Theo Công văn 2259/LĐTBXH-TTr của Bộ LĐ-TB&XH, Nghệ An có 18/21 huyện thị phát hiện có 569 đối tượng hưởng sai trợ cấp ưu đãi thương binh. Các đối tượng này đã bị đình chỉ chế độ từ ngày 1/8, với số tiền phải truy thu lên tới hơn 88,5 tỷ đồng.

Trước đó là Kết luận Thanh tra 178/KL-TTr đình chỉ 208 đối tượng, kết luận 2877/KL-TTr, 03/KL-TTr đình chỉ 65 đối tượng và công văn 909 đình chỉ 4 đối tượng. Số tiền phải truy thu của các đối tượng hưởng sai bị phát hiện trong các lần thanh tra, kiểm tra này là hơn 30,8 tỷ đồng.

Tính tới nay, Nghệ An có 846 đối tượng hưởng sai chế độ bị đình chỉ trợ cấp thương binh, với tổng số tiền phải truy thu lên tới hơn 119,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới nay các ngành chức năng mới truy thu được hơn 1,3 tỷ đồng, vẫn còn hơn 118 tỷ đồng phải tiếp tục truy thu.

Được biết, hiện Sở LĐ-TB&XH Nghệ An đã rà soát, phân loại các nhóm đối tượng, để xác định những đối tượng có thể truy thu, đối tượng đã chết, mắc bệnh hiểm nghèo, hộ nghèo… Trên cơ sở phân loại, Nghệ An sẽ tiến hành thu hồi số tiền hưởng sai và xử những đơn thư khiếu nại của đối tượng.

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Tân Dũng cho biết, những đối tượng bị đình chỉ, thu hồi tiền hưởng sai ở Nghệ An là những đối tượng làm giả hồ sơ thương binh để trục lợi từ chính sách ưu đãi người có công.

Theo ông Dũng, trong số hàng trăm đối tượng bị đình chỉ cũng có trường hợp thương binh thật nhưng vì làm hồ sơ giả quá đơn giản nên họ đã làm theo để được nhận trợ cấp nhanh hơn. Với những đối tượng này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Nghệ An để hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và hưởng chế độ đúng quy định.

“Những trường hợp không phải người có công nhưng làm hồ sơ giả thì kiên quyết thu hồi và xử lý, đồng thời các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc làm sai hồ sơ bộ kiên quyết xử lý nghiêm”, ông Dũng nói.

Từ thực tế phát hiện nhiều hồ sơ thương binh bị làm giả để trục lợi chính sách, ngân sách nhà nước, ông Dũng nhận định, quy định hiện nay vẫn còn lỗ hổng, nên các đối tượng lợi dụng làm giả hồ sơ. Trong khi đó, chế tài đối với những người trục lợi chính sách lại chưa cụ thể.

“Nếu làm giả hồ sơ để trục lợi chính sách, không thể đơn giản chi nộp lại tiền, tới đây quy định phải xử lý theo mức độ vi phạm. Đối với số tiền đã bị hưởng sai không truy thu được cũng cần rà soát quy định để làm rõ trách nhiệm và có hướng xử lý”, ông Dũng nói thêm.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.