Nghệ An hòa nhập vào xu thế phát triển của cả nước

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ, trò chuyện với các đại biểu dự lễ khởi công dự án VSIP Nghệ An. Ảnh: Sỹ Minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ, trò chuyện với các đại biểu dự lễ khởi công dự án VSIP Nghệ An. Ảnh: Sỹ Minh.
TP - Giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế của tỉnh Nghệ An tiếp tục phát triển, chất lượng tăng trưởng một số mặt được cải thiện; an sinh xã hội, văn hóa đạt được những kết quả tích cực; quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Công tác xây dựng Đảng được tăng cường, hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở ngày càng củng cố và phát triển. Tỉnh Nghệ An đang ưu tiên đầu tư cho các khu vực, lĩnh vực trọng điểm.

Kinh tế tăng trưởng xã hội ổn định

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011 – 2015 của tỉnh Nghệ An đạt kết quả khá 7,89%. GRDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 29 triệu đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp- xây dựng (tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 41,15 năm 2010 lên 43,3% năm 2015, công nghiệp - xây dựng từ 29,89% lên 32,5%), giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 28,96% xuống còn 24,2%). Thu ngân sách năm 2015 dự kiến đạt 10.034 tỷ đồng.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển và có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 ước tăng 4,65%, đạt mục tiêu đề ra. Sản lượng lương thực vượt mục tiêu, đạt trên 1,2 triệu tấn/năm. Đã từng bước hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm như chè, cao su, mía, thủy sản, rừng trồng nguyên liệu; và nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá về trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, độ che phủ rừng năm 2015 ước đạt mục tiêu 55%. Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng và dịch vụ thủy sản. Ngư nghiệp phát triển, thực hiện tốt chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Xây dựng nông thôn mới được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, được nhân dân đồng tình ủng hộ, trở thành phong trào tiêu biểu và đạt được nhiều kết quả (cuối năm 2015, dự kiến có 01 đơn vị cấp huyện và 114 xã đạt chuẩn nông thôn mới).

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVIII là Đại hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang tỉnh nhà trong thời kỳ mới. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy truyền thống cách mạng, dấy lên phong trào thi đua yêu nước, khai thác tốt mọi nguồn lực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Công nghiệp - xây dựng phát triển tốt; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm đạt 10,71%; riêng công nghiệp tăng 15,95%. Nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu đạt và vượt mục tiêu đề ra như sữa, đường, chè, dầu ăn, bao bì, đá granit, linh kiện điện tử, hàng dệt may, ống nhựa, điện sản xuất... kết quả đó, đã góp phần tăng sản lượng công nghiệp và tăng thu ngân sách nhà nước. Tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trong Khu kinh tế Đông Nam, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Dịch vụ, thương mại phát triển nhanh, đa dạng. Giá trị sản xuất dịch vụ bình quân ước tăng 10%/mục tiêu 10-11%. Giá trị sản xuất ngành thương mại tăng bình quân 11%, đạt mục tiêu đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2015 đạt 655 triệu USD.

Công tác quy hoạch, xây dựng mạng lưới trường, lớp được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 06 trường đại học, 10 trường cao đẳng và 14 trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, trong đó Trường Đại học Vinh được Chính phủ phê duyệt là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia.

Nghệ An hòa nhập vào xu thế phát triển của cả nước ảnh 1

Diện mạo đô thị của TP Vinh đang thay đổi từng ngày.

Tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Nghệ An tập trung phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm: Phát triển thành phố Vinh - thị xã Cửa Lò - các huyện đông nam của tỉnh gắn với vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; phát triển vùng Hoàng Mai - Quỳnh Lưu gắn với vùng Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An; Phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An, trọng điểm vùng là Tân Kỳ - Đô Lương - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp.

Tập trung chỉ đạo thực hiện Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm vùng Bắc Trung bộ về tài chính, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triển thành cực tăng trưởng và mũi nhọn tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng trọng điểm của cả nước, gắn với thành phố Vinh trở thành địa bàn phát triển có tính đột phá của tỉnh. Hoàn thiện hạ tầng và tạo cơ chế thuận lợi để triển khai đầu tư phát triển Khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP Nghệ An để thu hút các doanh nghiệp. Phát triển các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc trở thành vệ tinh quan trọng kết nối với Vinh - Cửa Lò, có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, hình thành vùng nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao phục vụ cho các vùng công nghiệp, đô thị.

Phát triển các khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi với các ngành công nghiệp động lực như xi măng, nhiệt điện, luyện và chế biến thép, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, cảng biển và một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng các cơ sở du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, phục vụ các khu công nghiệp và nhân dân các vùng lân cận. Phát triển các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản, các vùng chuyên canh rau, các cơ sở đánh bắt, chế biến hải sản. Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho các dự án lớn tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Khuyến khích và hoàn thiện các mô hình kinh tế tập trung, kinh tế trang trại theo hướng phát triển chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng (cao su, chè, mía, cam, chanh leo, dược liệu, trâu, bò, cây lâm nghiệp,...), gắn với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Phát triển các ngành công nghiệp động lực như thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng. Thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với trung tâm là huyện Nghĩa Đàn. Phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị tại thị xã Thái Hòa và các thị trấn, thị tứ.

Thời gian tới, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra nhằm thúc đẩy, phát triển KT-XH. Trong nông nghiệp, khuyến khích tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung chỉ đạo chăn nuôi từ mô hình nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung, quy mô lớn. Bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa, ưu tiên đầu tư trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn. Trong công nghiệp - xây dựng phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15 - 16%, trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 17 - 18%/năm. Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở dệt may. Mục tiêu đến năm 2020 đạt 30 ngàn tấn sợi, 35 triệu sản phẩm may mặc.

Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng. Thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp, dịch vụ và đô thị VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Hoàng Mai 1, Khu công nghiệp Đông Hồi... Đầu tư hoàn chỉnh thêm từ 5 - 10 cụm công nghiệp, đảm bảo thu hút từ 120 - 150 dự án. Kêu gọi đầu tư Trung tâm thương mại VinGroup, dự án đầu tư xây dựng trung tâm logistic trong Khu kinh tế Đông Nam. Chỉ đạo hoàn thành giai đoạn 1 các dự án xi măng Sông Lam, Tân Thắng, Hoàng Mai 2, phấn đấu để triển khai đầu tư tiếp giai đoạn 2 nhà máy xi măng Sông Lam và Hoàng Mai 2 vào cuối năm 2020. Đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn đã có giấy phép đầu tư. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP) bình quân đạt 11%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 70 - 75 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,2 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng. 

“Để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra, cần quán triệt các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành: Tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Trong lãnh đạo, điều hành phải quán triệt phương châm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa là động lực của sự phát triển như quan điểm chỉ đạo của Đại hội. Cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn tỉnh đoàn kết, trên dưới một lòng vận dụng sáng tạo các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Từng bước phát triển Nghệ An thành trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và trở thành tỉnh khá của khu vực phía Bắc, hòa nhập vào xu thế phát triển của cả nước” - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường.

MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.