Ngày mai Hội thảo 'Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - 8h30 sáng mai (26/9), tại khách sạn Melia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo "Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2023. Dưới sự chỉ đạo nội dung của Ngân hàng Nhà nước, được Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức.

Tiếp nối năm thứ 2 của chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam, năm thứ 3 - 2023 được tổ chức với chủ đề “Bứt phá giới hạn”. Thay vì tọa đàm như các năm trước, năm nay chuỗi sự kiện tổ chức Hội thảo quy mô lớn hơn.

Ngày mai Hội thảo 'Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai' ảnh 1

Toàn cảnh họp báo chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2023 ngày 20/9 tại Hà Nội

Hội thảo hướng tới việc đánh giá hoạt động thẻ tại thị trường Việt Nam, nêu ra các rào cản và giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy và đưa chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ vào cuộc sống. Đồng thời nhận định xu hướng thanh toán tương lai góp phần xây dựng cơ sở tiếp nhận các kỹ thuật mới trong hoạt động thanh toán.

Hội thảo với sự tham gia các đại biểu: Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh Toán - Ngân hàng Nhà nước; Bà Lê Thị Thúy Sen - Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước.

Đại diện Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cùng hơn 20 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank); Mastercard; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank, Công ty Cổ phần chứng khoán SSI, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDbank)…. cùng nhiều chuyên gia lĩnh vực tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế.

Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Theo dự báo đến năm 2030, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu về mức tăng trưởng khối lượng giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người.

Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng cho thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ. Cam kết và mong muốn xuyên suốt của Chính phủ là hướng tới mục tiêu 80% dân số sẽ có tài khoản thanh toán điện tử đã đặt nền móng vững chắc cho một xã hội kỹ thuật số của tương lai.

Lĩnh vực thanh toán sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế số và thúc đẩy tiến trình đổi mới, đồng thời giữ vững vai trò là “xương sống” của nền kinh tế. Thanh toán qua thẻ tại Việt Nam cũng tăng mạnh trong những năm gần đây, hàng năm đều đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số, góp phần quan trọng thúc đẩy thanh toán không tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.

Trải qua 3 thập kỷ phát triển, thẻ ngày nay đã trở thành vật bất ly thân với nhiều người. Theo số liệu của Vụ Thanh toán (NHNN), đến cuối tháng 7/2023, cả nước có hơn 103 triệu thẻ nội địa và 36,7 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành. Trong đó, có gần 10,8 triệu thẻ mở bằng phương thức điện tử eKYC đang lưu hành. Đến hết năm 2022, số người trưởng thành có tài khoản (bao gồm tài khoản thanh toán và thẻ ngân hàng tại tổ chức tín dụng đạt khoảng 77,41%.

Những chiếc thẻ xinh xắn, vô cùng đa dạng và đa năng đang ngày càng có mặt sâu rộng trong đời sống của mỗi người dân, của các bạn trẻ và trở thành người bạn không thể thiếu của mỗi người. Ngay cả khi các công nghệ mới xuất hiện, thẻ có thể bằng chất liệu này hay được thay thế chất liệu khác thân thiện hơn với môi trường, cũng có thể ở dạng ảo; các phương thức thanh toán mới cũng ra đời liên tục nhưng chắc chắn một điều thẻ và thanh toán thẻ vẫn luôn tồn tại.

Bên cạnh đó, các phương thức thanh toán mới như QR, Ví điện tử, Apple Pay, Samsung Pay... cũng đang mở ra những xu thế của thời đại mới. Chỉ cần một tài khoản hay 1 ID, hoặc một thiết bị công nghệ hiện đại là chúng ta đã có thể làm bất cứ điều gì bạn mong ước trong cuộc sống như mua sắm, tiêu dùng, gửi một món quà cho người thân yêu hay đi du lịch vòng quanh thế giới.

Thúc đẩy thị trường thẻ và thanh toán không tiền mặt phát triển không phải là nhiệm vụ của riêng ai, mà cần có sự chung tay của nhà phát hành thẻ, các trung gian thanh toán, các nhà hoạch định chính sách và đặc biệt là sự hưởng ứng sử dụng của các khách hàng, nhất là các bạn trẻ. Trong thế giới công nghệ 4.0 rộng mở, các phương thức thanh toán mới cũng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, ai dẫn dắt được xu hướng, người đó sẽ hấp dẫn được khách hàng.

Hội thảo Thúc đẩy hoạt động thẻ và xu hướng thanh toán tương lai tổ chức ngày 26/9/2023 với sự tham gia của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các chuyên gia trong nước và quốc tế, có 2 phiên với các chủ đề:

Phiên 1: Thúc đẩy hoạt động thẻ tại Việt Nam nhìn từ động lực chính sách

Phiên 2: Triển vọng thị trường thẻ Việt Nam và xu hướng thanh toán tương lai

MỚI - NÓNG
Temu thu hút người mua ở Việt Nam nhờ chính sách bán hàng giá rẻ hơn các sàn thương mại được cấp phép chính thức ở Việt Nam
Cảnh báo 3 nguy cơ mua hàng trên sàn thương mại xuyên biên giới
TP - Bộ Công Thương vừa cho biết, hiện nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, theo Bộ này thì việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
Ông Đặng Tùng Ngọc, người cả đời dành tình yêu cho nghề sửa kính
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh
TP - Ông cha ta từng nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “có công mài sắt có ngày nên kim”. Chính sự khổ luyện đầy chánh niệm đó đã đưa bao người đến đỉnh vinh quang. Báo Tiền Phong khởi đăng tuyến bài này ngõ hầu tham vấn với bạn trẻ một con đường lập thân, lập nghiệp…