Đối mặt với mức nhiệt độ - 90 độ C thực sự là thời điểm quá khắc nghiệt để có thể tác nghiệp những bức ảnh ngoài trời. Vượt qua thử thách, Alex Bernasconi, nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Ý nắm bắt được vẻ đẹp ngoạn mục của thế giới thiên nhiên và động vật hoang dã tại vùng đất có khí hậu “khủng khiếp” nhất thế giới. Trong ảnh: Một tảng băng trôi có hình mái vòm ở gần đảo Paulet.
Alex Bernasconi đã đặt chân tới hầu khắp các vùng miền, ghi lại nhiều khoảnh khắc của “mẹ thiên nhiên”, để rồi giới thiệu cùng độc giả những hình ảnh đặc sắc nhất trong cuốn sách ảnh “Blue Ice”. Một số hình ảnh trong cuốn sách được tác giả chụp tại Nam Cực, Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich (lãnh thổ hải ngoại của Anh ở phía Nam Thái Bình Dương). Đây cũng là ngôi nhà chung của nhiều loài động vật hoang dã, từ hải cẩu voi tới chim cánh cụt hoàng đế. Trong ảnh: Cuộc sống hoang dã ở St Andrews Bay, nơi con hải cẩu voi đang đối mặt với chim cánh cụt vua – một loài cánh cụt có trọng lượng lớn thứ nhì, chỉ đứng sau chim cánh cụt hoàng đế.
Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc ngoạn mục của thiên nhiên được bao phủ giữa khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Ảnh: Bầy chim cánh cụt Gentoo đang xếp hàng trên một tảng đá trắng ở Gerlache Strait, Nam Cực. Đây là loài chim thuộc họ Spheniscidae với tốc độ bơi đạt 36 km/h.
Lãnh thổ riêng của chim cánh cụt vua tại Nam Georgia – nơi là nhà chung của khoảng 200.000 con.
Mây bao trùm khu vực đỉnh núi tuyết ở Bransfield Strait, Nam Cực. Nơi này được đặt tên theo một sỹ quan hải quân người Anh – người đầu tiên nhìn thấy Nam Cực khi đi từ đảo Nam Shetland vào năm 1820.
Bầy chim cánh cụt đứng trên tảng băng trôi ở Nam Đại Dương.
Tảng băng trôi khổng lổ ở Erebus và vịnh Terror. Hình ảnh này cũng xuất hiện trong cuốn sách mới “Blue Ice” của tác giả.
Chim cánh cụt Adélie trên tảng băng ở Antarctic Sound. Đây là loài chim cánh cụt phổ biến dọc theo toàn bộ bờ biển Nam Cực. Khu vực này được phát hiện vào năm 1902.
Brown Bluff nằm ở mũi phía Bắc của Nam Cực. Nó được hình thành khoảng triệu năm về trước.