Ngân hàng tăng tốc bán lẻ

MB luôn lấy khách hàng làm tâm mọi hoạt động
MB luôn lấy khách hàng làm tâm mọi hoạt động
TP - “Chỉ có 20-30% người dân Việt tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Sân chơi bán lẻ còn rộng thênh thang và miếng bánh vẫn còn sức hút”- Thông tin này phần nào phản ánh cơ hội từ thị trường bán lẻ mang lại cho các ngân hàng còn rất rộng. Năm 2014, một điều chỉnh tất yếu dành cho khối khách hàng cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ diễn ra chớp nhoáng.

Miếng bánh hấp dẫn bị bỏ quên

Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam đang trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Liên tục từ đầu năm đến nay, ăm ắp thông tin liên quan đến ngân hàng mở thêm chi nhánh, đua cạnh tranh ra sản phẩm mới, các gói tín dụng cả trăm, thậm chí ngàn tỷ cũng ồ ạt được tung ra quảng bá dành trọn cho các khách hàng cá nhân khiến sức nóng khối bán lẻ tăng ngùn ngụt.

Xác định năm 2015 nằm trong TOP 3 hệ thống Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với định vị là Ngân hàng thuận tiện cho khách hàng, những năm này, NHTM cổ phần Quân đội (MB) đã bắt tay vào chiến dịch mở rộng thị phần bán lẻ. Mở rộng khách hàng cá nhân; đa phân khúc, phân phối đa kênh, đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao là những chiến lược mà MB mong hướng tới.

Chia sẻ về câu chuyện phát triển ngân hàng bán lẻ năm 2014, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu từng nhìn nhận: “Từ trước đến giờ phần lớn thu nhập của ngân hàng đều từ bán buôn và khối khách hàng doanh nghiệp. Ở Việt Nam tỷ lệ thu nhập bán lẻ dịch vụ còn rất thấp, chỉ chiếm 5-30% tổng nguồn thu của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng không thể nào “bỏ” thị phần này được vì uy tín của một ngân hàng thường dựa rất nhiều vào khách hàng cá nhân”- Ông Hiếu khẳng định .

Về khả năng đầu tư vào bán lẻ của các ngân hàng, ông Hiếu cho rằng phải có sự phân tích lợi, hại về chi phí. “Ngân hàng bán buôn phải có quan hệ với doanh nghiệp để có nguồn thu tốt; nhưng cũng phải có quan hệ với dân cư để có nguồn phân bố rủi ro. Các sản phẩm bán lẻ như: thẻ tín dụng; tiêu dùng vay mua sắm xe cộ, sửa chữa nhà cửa, đáp ứng cho nhu cầu đời sống chính là những thứ sẽ “hút” khách hàng”- Ông Hiếu cho biết.

Ngân hàng có chịu đầu tư?

“Muốn phát triển thị trường bán lẻ, ngân hàng phải đi bằng nhiều cách. Nhưng không thể thiếu sự trợ giúp của công nghệ thông tin để đổi mới chính mình nhằm mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho khách hàng”- Một chuyên gia về IT bình luận. Vận vào sự phát triển bán lẻ của MB vị này đơn cử: MB được đánh giá là ngân hàng đầu tư hiệu quả vào công nghệ, có tầm nhìn và chiến lược phát triển công nghệ. Sự đầu tư đáng kể này là cần thiết vì nó mang lại hiệu quả cao trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, triển khai các dịch vụ ngân hàng trực tuyến hiện đại, bảo mật thông tin và tiết kiệm chi phí trong hoạt động. Bên cạnh đó, các công nghệ này cũng mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích vượt trội, thuận tiện trong giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho khách hàng”.

Chia sẻ, đại diện của MB cho hay: với MB, CNTT phải ứng dụng đến mọi lĩnh vực hoạt động và mọi người của tổ chức. CNTT không chỉ dừng lại ở các ứng dụng lõi phục vụ các nghiệp vụ ngân hàng, mà cần phải ứng dụng sâu rộng đến các mặt kinh doanh, quản lý, quản trị nội bộ.

CNTT là nền tảng hỗ trợ sự sáng tạo có vai trò dẫn dắt sự đổi mới giúp hiện thực hóa cách thức quản lý của MB. Với nguồn lực CNTT mạnh, phát huy tinh thần sáng tạo của người lính, MB đã nghiên cứu và tự triển khai thành công việc nâng cấp ngân hàng lõi (corebanking) từ phiên bản R5 lên R10 đã giúp MB đã tiết kiệm và tạo ra hàng nghìn tỷ đồng nhờ vào hệ thống CNTT hiện đại, đáp ứng các nhu cầu quản lý và kinh doanh của Ngân hàng. Không dừng lại ở đấy, dự kiến trong thời gian tới, MB sẽ nâng cấp corebanking lên phiên bản mới nhất của Temenos là R13.

Đặc biệt, MB chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và chiến lược phân phối chuyển dịch từ “cung cấp mọi dịch vụ trên mọi kênh phân phối” sang “tích hợp hiệu quả các kênh phân phối”; tăng cường mức độ ứng dụng của công nghệ di động trong NH; củng cố quan hệ khách hàng thông qua khai thác phân tích dữ liệu, ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa chi phí kinh doanh.

Để trở thành Ngân hàng thuận tiện, MB phát triển hạ tầng đa kênh gồm Kiosk, Mobile Banking, Internet Banking, POS, Call Center, IYR, Branch trên nền tảng CRM System, Core Banking System, Payments cùng với các chuẩn mực về an toàn như EMV, PCI-DSS và liên kết hạ tầng với các đối tác khác như Viettel, Hải quan.

Đây là sự đầu tư đáng kể và cần thiết để mang lại hiệu quả cao trong đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, triển khai các dịch vụ NH trực tuyến hiện đại, bảo mật thông tin và tiết kiệm chi phí hoạt động, giúp khách hàng tận hưởng nhiều tiện ích vượt trội trong giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Nhìn lại quá trình nỗ lực của cả tập thể, một vị lãnh đạo MB không giấu được niềm vui và chia sẻ: “Chính sự kết hợp chặt chẽ giữa những sản phẩm công nghệ cao với sự phục vụ chuyên nghiệp đã đưa chất lượng dịch vụ MB vào nhóm các ngân hàng dẫn đầu trên thị trường hiện nay”.

MB lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động với phương châm “NHANH – KHÁC BIỆT – BỀN VỮNG – HIỆU QUẢ”. Các sản phẩm dịch vụ đa kênh tại MB: Dịch vụ tại điểm giao dịch và đối tác liên kết; dịch vụ SMS banking; Internet Banking (eMB, EMB Link), ứng dụng Bankplus trên điện thoại di động ( USD, STK, NFC); ATM; Pos visa Master; Contact Center

Những sản phẩm hút khách của MB hiện tại có thể kể đến như: “Tiết kiệm Như Ý”; “Tiết kiệm tích lũy thông minh”; Gói tín dụng cho vay ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất thấp nhất từ 8%/năm, đặc biệt thời gian ưu đãi lãi suất lên tới 5 năm.

MỚI - NÓNG