Ngăn chặn hàng nông sản 'hồn Trương Ba, da hàng thịt'

TPO - Sàn thương mại điện tử về nông thủy sản sạch ứng dụng công nghệ 4.0 (công nghệ Blockchain) đầu tiên ra mắt thị trường, giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc, hạn chế tình trạng buôn bán kiểu “hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Ngăn chặn hàng nông sản 'hồn Trương Ba, da hàng thịt' ảnh 1

Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp người tiêu dùng truy xuất hành trình sản phẩm khi mua hàng

Ngày 7/11, Sàn thương mại điện tử nông nghiệp, thực phẩm và thủy sản sạch (www.gcaeco.vn) ứng dụng công nghệ Blockchain ra mắt tại Hà Nội. Công ty Cổ phần Kết nối Thanh toán toàn cầu (GPC) là đơn vị triển khai hệ sinh thái của dự án quốc tế “Nông nghiệp sạch toàn cầu-GCA” tại Việt Nam, thông qua việc hợp tác phát triển với công ty GATDI (HongKong).

Sàn giao dịch đã ứng dụng công nghệ blockchain, cho phép người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc, hành trình nông sản, thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn một cách hoàn toàn minh bạch.

Bên cạnh đó, Sàn cũng kết hợp thanh toán nhanh bảo mật (Fast payment security) đi kèm với hợp đồng thông minh (Smart contract), tích hợp công nghệ IoT qua cổng kết nối API giúp các bên tham gia đều cùng theo dõi, giám sát chuỗi theo cách minh bạch nhất.

Sàn thương mại điện tử trên cũng là kênh bán hàng miễn phí cho hàng chục triệu người nông dân, hợp tác xã, nhà buôn, chủ cửa hàng trên cả nước… Với việc phát triển cả phiên bản trên máy tính và phiên bản App trên IOS, Android với đầy đủ các tính năng tích hợp như tìm kiếm, đặt hàng, vận chuyển, thanh toán… Sàn có thể cho phép người mua-bán kết nối, giao dịch trực tiếp với nhau dễ dàng và an toàn.

Chia sẻ về những nông sản sạch, hữu cơ đang bày bán nhiều cửa hàng trên phố, ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ cho rằng, tính minh bạch về thực phẩm sạch trên thị trường còn nhiều vấn đề.

Nhiều cửa hàng bán nông sản hữu cơ kiểu “hồn Trương Ba da hàng thịt”. “Chúng tôi đi khảo sát nhiều cửa hàng bán rau, thịt hữu cơ, nhưng họ thực sự không hiểu gì về sản phẩm hữu cơ cả, không biết yêu cầu, tiêu chuẩn nó là gì”- ông Cường nói.

Làm sao để tạo được niềm tin cho người tiêu dùng? Ông Cường cho rằng, ngoài cơ quan chức, cần tăng giám sát nội bộ, tức là nông dân tự giám sát lẫn nhau; doanh nghiệp giám sát nông dân sản xuất, nông dân giám sát doanh nghiệp phân phối; người tiêu dùng cũng giám sát các doanh nghiệp và người sản xuất.

“Trước hết phải minh bạch hóa thông tin và có công cụ để người tiêu dùng thực hiện quyền giám sát của mình. Việc sàn giao dịch ứng dụng công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc, là một lưới lọc giúp người tiêu dùng lựa chọn nông thủy sản sạch, bởi không phải loại nông thủy sản nào cũng được phép lên sàn, mà chưa qua kiểm tra kỹ lưỡng”- ông Cường nói.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.