Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
Ông Nông say sưa kể về đồ đá cũ
Ông Nông say sưa kể về đồ đá cũ
TPO - Nhiều năm qua, bảo tàng đồ đá cũ và kỉ vật chiến tranh của ông Nguyễn Đắc Nông ở thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều bạn trẻ đến tìm hiểu về lịch sử.

Ba mươi năm qua, ông Nguyễn Đắc Nông miệt mài đi sưu tầm đồ cổ; trong đó, trọng tâm đồ đá. Năm nay bước sang tuổi 76, nhưng ông vẫn còn minh mẫn.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 1 Ông Nguyễn Đắc Nông bên những chiếc cối đá cũ 
Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 2 Những đồ đá cũ được ông Nông kỳ công sưu tầm

Ông từng là Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang, nghỉ hưu từ năm 2006. Từ lúc "về vườn”, ông bắt đầu có thời gian để đi theo niềm đam mê của mình là sưu tầm đồ cổ. Ông luôn có khát khao sưu tầm và lưu giữ những hiện vật bằng đá gắn liền với sinh hoạt và làm nông từ thời trước của ông cha và cùng để trân trọng những ký ức về một thời đã qua.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 3 Ông Nông say sưa kể về đồ đá cũ
Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 4 Những chiếc côi xay đá cũ gắn liền với một thời khó khăn của dân tộc

Lần đầu tiên ông tìm đến đồ cổ cách đây 30 năm. Lúc đó, ông đi làm việc qua xã Đồng Tâm của huyện Yên Thế. Tại đây, ông nghe người dân kể chuyện về một người đàn ông trong xã đào được đôi chum bằng sành ở bãi sông Sỏi. Ông quyết định vét túi mua đôi chum. Ông đi thẩm định chữ nho khắc trên chiếc chum thì có niên đại từ thời nhà Lê.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 5 Đôi chum ông Nông sưu tầm ở huyện Yên Thế có từ thời nhà Lê

Đến khi nghỉ hưu, đam mê đi sưu tầm đồ cổ trong ông càng mãnh liệt. Trên chiếc xe gắn máy cũ, ông rong ruổi khắp làng quê ngõ xóm trong tỉnh Bắc Giang, rồi sang Bắc Ninh, lên vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên để tìm tòi những vật dụng sinh hoạt bằng đá như cối giã, cối xay, cầu đá.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 6 Ông Nông sưu tầm khoảng 500 đồ đá cũ
Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 7 Những vật dụng gắn liền sản xuất nông nghiệp thời trước được ông Nông sưu tầm

Đến nay, ông thu thập được hơn 500 đồ vật bằng đá, có cái ông mua, có cái ông xin được. Thấy được giá trị của “bảo tàng” đồ đá của ông, nhiều người hỏi mua với số tiền lớn, nhưng ông không bán. Ông chơi đồ cổ là muốn lưu lại hồn cốt của dân tộc để thế hệ sau biết lịch sử bằng hiện vật.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 8 Những chiếc bình tông - kỉ vật chiến tranh được ông Nông sưu tầm

Cùng với sưu tầm các đồ vật bằng đá, ông còn lưu giữ những hiện vật gắn liền với người chiến sĩ thời ký chống Pháp và Mỹ như những chiếc cốc, bình tông đựng nước, xe đạp thồ.

Những hiện vật chiến tranh trong “bảo tàng” của ông đều chứa đựng những câu chuyện lịch sử. Hiện ông sưu tầm và lưu giữ được gần 500 hiện vật chiến tranh và các đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, sành sứ và gỗ như mâm, thau, bát, đĩa. Có những đồ vật có từ thời Lê.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 9 Ông Nông lưu giữ những chiếc đèn măng xông

Ông sưu tầm đồ cổ không phải để bán làm giàu mà ông muốn truyền lại cho đời sau. Ông mong muốn dạy lịch sử qua các hiện vật sưu tầm. Bởi vậy, ông chủ động liên hệ với các trường học xung quanh để mời các em học sinh đến tham quan và tìm hiểu về các hiện vật.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 10 Những đồng tiền cổ có niên đại hàng trăm năm trong bảo tàng của ông Nông

Năm năm qua, gia đình ông trở thành điạ chỉ quen thuộc của học sinh ở nhiều trường học trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. Mỗi năm, ông đón khoảng 20 đoàn học sinh đến thăm và tìm hiểu về các hiện vật ông sưu tầm.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 11 Những chiếc mâm đồng là vật được ông Nông cất giữ cẩn thận

Thông qua bạn bè và người quen giới thiệu nên “bảo tàng” của ông Nông ngày càng nổi tiếng. Nhiều gia đình ở các tỉnh, thành trên cả nước cũng đưa các con đến “bảo tàng” của ông Nông. Rồi các bạn sinh viên ở nhiều trường cao đẳng, đại học cũng về nhà ông để tìm tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu.

Ngắm bảo tàng đồ đá và kỷ vật chiến tranh của nhà báo già ở Bắc Giang ảnh 12 Những chiếc bát cổ tại "bảo tàng" của ông Nông

Ông Nông lưu giữ lại những hiện vật có giá trị văn hóa, tinh thần gắn với quãng thời gian khó khắn, nhưng đầy kỳ vọng về sự phát triển của đất nước, giúp nhiều bạn trẻ biết thời gian khổ của ông cha đi trước. Đối với người lớn tuổi, điểm trưng bày của ông Nông trở thành một sân chơi để họ hoài niệm lại một thời xưa cũ.

MỚI - NÓNG
Đoạn đường Nguyễn Trãi bên cạnh hầm chui Thanh Xuân mênh mông nước tối 7/9. Ảnh: Thái An.
Mưa tối ngập đường Hà Nội, xe chết máy, rác trôi đầy
TPO - Tối nay (7/9), thêm nhiều cây xanh đổ gãy trên đường phố Hà Nội, nhưng người đi đường sợ hơn cả vẫn là tình trạng ngập nước ở một số nơi. Xe chết máy, nhiều người bì bõm, hì hục dắt xe cả đoạn phố dài, trong khi rác sinh hoạt, phế thải xây dựng lững lờ trôi…