Nga – NATO chạy đua vũ trang?

Tiêm kích Su-30 của Nga bay biểu diễn tại một triển lãm hàng không tại Matxcơva vào mùa hè năm 2013. Nga có kế hoạch mua thêm tiêm kích, máy bay ném bom, cùng trực thăng và máy bay vận tải của Sukhoi nhằm tăng cường lực lượng Không quân Nga
Tiêm kích Su-30 của Nga bay biểu diễn tại một triển lãm hàng không tại Matxcơva vào mùa hè năm 2013. Nga có kế hoạch mua thêm tiêm kích, máy bay ném bom, cùng trực thăng và máy bay vận tải của Sukhoi nhằm tăng cường lực lượng Không quân Nga
TPO - Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang thúc giục các nỗ lực quân sự từ cả Nga và các quốc gia thành viên Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu. Trong đó, các nước NATO Đông Âu đang thêm vào danh sách mua sắm vũ khí.

Các nước như Ba Lan, Cộng hòa Séc, Lithuania và Latvia công bố các kế hoạch mở rộng ngân sách quốc phòng.

Trong một động thái nhằm củng cố an ninh khu vực, nhân chuyến thăm chính thức Ba Lan từ ngày 3/6 đến 4/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự ủng hộ đối với các đồng mình Đông Âu và thông báo một sáng kiến mới nhằm tăng sự hiện hiện của Quân đội Mỹ tại khu vực này.

Theo Sáng kiến Trấn an Châu Âu, Washington sẽ phân bổ 1 tỷ USD nhằm bảo đảm hỗ trợ an ninh cho các nước Đông Âu đang cảm thấy bị đe dọa trước sự can thiệp của Nga trên bán đảo Crimea.

Trong một hội nghị chung tại sân bay quân sự ở Vacsava, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowskicho rằng, nước này sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Ông Komorowski coi những tiêm kích F-16 của Mỹ tại Ba Lan như một sự đảm bảo cho ổn định khu vực.

“An ninh của Ba Lan và toàn khu vực phụ thuộc vào sự hợp tác Ba Lan –Mỹ, với sự hiện diện của lính Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan trong thời điểm mà tất cả chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng tại Ucraina”.

Trong khi đó, Đại tá Igor Klimov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho hãng thông tấn RIA Novosti biết,  Không quân Nga vừa thông báo một kế hoạch mới nhằm tăng cường khả năng chiến đấu và vận chuyển đối với phi đội của mình. 

Tới cuối 2014, Không quân Nga có kế hoạch mua sắm các máy bay và ra đa mới.

Các máy bay sẽ được Nga mua sắm gồm:

•Máy bay ném bom Sukhoi Su-34, tiêm kích Su-30SM và Su-35S

•Máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-130

•Máy bay vận tải Ilyushin Il-76MD-90

•Trực thăng Kamov Ka-52 và Ka-226

•Trực thăng Mil Mi-28N, Mi-8AMTSh, Mi-35

Tất cả các công ty sản xuất thuộc tập đoàn nhà nước Nga Rostec.

Ngoài các máy bay, các đơn vị Quân đội Nga sẽ nhận được các ra đa mới, cùng với các trạm ra đa tầm thấp Podlyot và Kasta 2-2. Các kế hoạch khác của lực lượng vũ trang Nga gồm tổ chức những cuộc diễn tập lớn trong năm nay, diễn tập Vostok 2014.

“Không quân Nga cũng đặt hàng những tên lửa đất đối không tiên tiến S-400 và các hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S”.

Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ số lượng máy bay và thiết bị quân sự sẽ mua sắm. Tuy nhiên, các đợt mua sắm sẽ nằm trong các kế hoạch chi tiêu 660 tỷ USD mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự mới của Bộ Quốc phòng Nga từ nay tới 2020.

Phía các nước NATO Đông Âu, Ba Lan tăng mạnh chi tiêu quân sự. Ông Marek Jablonowski, một nhà chính trị học thuộc Đại học Vacsava đánh giá, cuộc khủng hoảng tại Ukraine được coi là thách thức lớn nhất đối với sự ổn định và an ninh trong khu vực... ở Đông Âu trong 20 năm qua”. “Các nước láng giềng phản ứng bằng việc tái cam kết bảo đảm năng lực quân sự. Đây là một sự thay đổi chính sách đáng chú ý”.

Nhằm đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Tổng thống Ba Lan Komorowski đã thông báo các kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP (mức trước đó là 1,95%). Thông báo này được đưa ra trong hội nghị chung với Tổng thống Obama ngày 3/6.

Theo chương trình hiện đại hóa quân sự đang thực hiện, Ba Lan mua sắm nhiều khí tài nhằm phát triển không quân, gồm 70 trực thăng mới, vài trăm máy bay không người lái (UAV).

Năm nay, các quan chức quốc phòng thong báo, nước này đang cân nhắc mua các tiêm kích thế hệ thứ 5. Ngoài ra, Ba Lan dự định chi tới 5 tỷ USD hiện đại hóa hệ thống phòng không và đánh chặn tên lửa.

Tại Séc, Thủ tướng Séc Bohuslav Sobotka thông báo rằng, trước tình hình khủng hoảng tại Ucraina, Cộng hòa Séc đang có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng từ 1% GDP lên 1,4% GDP. 

Từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, hai nước Bantic là Lithuana và Lavia cũng tuyên bố sẽ tăng chi tiêu quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuana Juozas Olekascho biết hôm 01/6 tại cuộc họp Quốc hội NATO: “Chúng tôi đang tăng ngân sách quốc phòng. Các đảng phái chính trị đã ký một thoả thuận tăng ngân sách cho quốc phòng lên 2% GDP vào năm 2020".

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Raimonda Vejonic phát biểu hôm 02/3: "Hơn bao giờ hết, ngân sách quốc phòng được tính toán lên mức 2% GDP".

Hiện cả Luthiana và Latvia mới chỉ phân bổ dưới 1% GDP cho quốc phòng.

Theo Theo DefenseNews
MỚI - NÓNG