Chiếc tàu ngầm mới có tên Emperor Alexander III(Hoàng đế Alexander III) trang bị tên lửa chiến lược Bulava, sẽ được đóng bởi nhà máy nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố Severodvinsk.
Theo ông Dygalo, buổi lễ khởi công đóng tàu Emperor Alexander III sẽ có sự hiện diện của các quan chức Hải quân Nga, chỉ huy Hạm đội biển Bắc, tư lệnh các căn cứ hải quân tại Biển Trắng.
"Các tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư của dự án Borei và Borei-A, được trang bị các tên lửa đạn đạo Bulava, sẽ trở thành thành phần chủ chốt của các lực lượng hạt nhân chiến lược thuộc hải quân Nga trong những thập kỷ tới", Phó tư lệnh Nga Hải quân Viktor Bursuk phát biểu.
Hải quân Nga hiện đang sở hữu ba tàu ngầm lớp Borei gồm: Yury Dolgoruky, Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh. Hai chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động năm 2013, trong khi chiếc mới nhất là phục vụ hoạt động từ tháng năm 2014.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên của lớp Project 955 Borei-A-II, được đặt tên Knyaz Vladimir, dự kiến sẽ đưa vào phục vụ vào năm 2017. Đến năm 2020, Hải quân Nga có kế hoạch triển khai tổng cộng tám tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Borei. Các tàu ngầm lớp Borei dự kiến sẽ phục vụ ít nhất đến năm 2040.
Nga vẫn duy trì khả năng răn đe chiến lược.
Cũng trong ngày 14/12, Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Nga, tướng Valery Gerasimov tuyên bố, ưu tiên trong năm 2016 của quân đội nước này là duy trì và củng cố lực lượng phòng thủ và tấn công chiến lược nhằm bảo vệ Nga cũng như các đồng minh của nước này.
"Những việc chủ yếu trong công cuộc xây dựng và phát triển của lực lượng vũ trang là duy trì khả năng phòng thủ chiến lược cũng như tấn công chiến lược để bảo đảm nhiệm vụ răn đe chống lại những nguy cơ xâm lược tới Nga và đồng minh "
Tướng Valery Gerasimov cũng cho biết Nga sẽ nâng cấp lực lượng hàng không vũ trụ nhằm chống lại các loại vũ khí và phương thức tác chiến mới của "kẻ thù" trong lĩnh vực này.
Đáng chú ý tất cả các động thái quân sự của Nga diễn ra khi NATO đang tiến hành thủ tục để kết nạp thêm nhiều nước tại khu vực đông Âu tiến sát đến biên giới Nga. Các động thái này, khiến Moscow phản đối, tuy vậy vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại.