Nga lộ kế hoạch phát triển 'tàu ngầm nguyên tử' robot

Tàu ngầm thuộc Đồ án 705/705K Lira.
Tàu ngầm thuộc Đồ án 705/705K Lira.
Hải quân Nga đang tính tới khả năng phát triển các đơn vị robot “tàu ngầm hạt nhân” có thể hoạt động lâu dài trên biển. Đây là bước đi cần thiết để đối phó với tình hình suy giảm các kíp thủy thủy có kinh nghiệm điều khiển tàu ngầm hạt nhân hiện nay...

Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, công nghệ robot mới cho phép tàu ngầm có khả năng hoạt động ưu việt hơn so với thế hệ tàu ngầm nguyên tử đóng dưới thời Liên bang Xô Viết.

“Chúng tôi có tới hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển lớp tàu ngầm Đồ án 705 Lira trong giai đoạn từ 1970 tới 1990. Dự án robot tàu ngầm mới là chương trình đầy tham vọng và tập trung nhiều công nghệ mang tính đột phá”, một chuyên gia tàu ngầm Nga giấu tên cho biết.

Theo đó, với công nghệ mới, kíp lái tàu ngầm có thể giảm từ 70 xuống còn 32 người nhờ hệ thống tự động hóa với quy trình bảo dưỡng đơn giản. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, kíp thủy thủ đoàn có thời gian nghỉ ngơi giữa các chuyến hải trình dài hơn.

“Công nghệ mới không phải là xây dựng đồ án tàu ngầm hoàn toàn mới mang tính cách mạng. Thực tế, đây là tàu ngầm Đồ án 705 được áp dụng sâu công nghệ, vật liệu mới, trong đó có hợp kim titanium… Đây là yếu tố giúp tàu ngầm nhỏ gọn và có tính tự động cao. Tàu ngầm robot hóa sẽ giúp giảm số lượng kíp thủy thủ xuống còn 55-50 người và sau đó có thể là từ 30 tới 40 người”, nguồn tin trên cho biết.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Lira được đóng cho Hải quân Xô Viết trong giai đoạn 1970 tới 1980. Tổng cộng đã có 7 tàu ngầm lớp này được đóng mới.

Theo phân loại của NATO, tàu ngầm Đồ án 705 được mang tên Alfa. Dòng tàu ngầm hạt nhân này sử dụng lò phản ứng hạt nhân có vỏ bọc hợp kim các-bon. Đây là kiểu lò có độ tin cậy cao và an toàn trong quá trình hoạt động. Tàu ngầm Đồ án 705 có thể đạt tốc độ tới 41 hải lý/giờ và áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa. Nền tảng của tàu ngầm lớp Lira có tiềm năng hiện đại hóa cao.

Theo Theo Quân Đội Nhân Dân
MỚI - NÓNG