Nga khiến Mỹ phải nâng cấp bộ 3 hạt nhân

Theo Tạp chí Forbes (Mỹ), cách duy nhất hiện nay Mỹ có thể làm để ngăn đòn tấn công hạt nhân của Nga là nâng cấp bộ 3 hạt nhân chiến lược.

Chi khủng vì Nga

Ngày 24/3, Đô đốc Cecil Haney, Tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (Stratcom) cho biết, Mỹ vừa quyết định nâng cấp bộ 3 hạt nhân chiến lược của mình bao gồm máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Trả lời trước truyền thông, Đô đốc Cecil Haney cho biết: "Khi mọi người nhìn bộ ba gồm tác tính chất trên các loại tên lửa đạn đạo của chúng ta, bản chất của tàu ngầm hạt nhân chiến lược của chúng ta và tính linh hoạt của máy bay ném bom chiến lược của chúng ta, mỗi thứ đều được cung cấp một đặc điểm độc đáo nào đó mà để có thể ngăn chặn mọi chiến lược quân sự trong Thế kỷ 21".

Theo ông Haney, hiện nay Lầu Năm Góc đã đưa ra một số chương trình hiện đại hóa hạt nhân để tập trung vào các dự án trong lúc kinh phí hạn hẹp. Nhưng ông nói thêm là việc nâng cấp bộ ba hạt nhân đã không thể trì hoãn, vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ "đã quá lạc hậu".

Dù ông không tiết lộ khoản kinh phí dùng cho hiện đại hóa bộ 3 hạt nhân của mình trong vòng 30 năm tới, nhưng theo thông tin được hãng Reuters tiết lộ, khoản kinh dùng cho chương trình này không dưới 1.000 tỷ USD. Số liệu này được Reuters dẫn nguồn từ Trung tâm nghiên cứu Cấm phổ biến hạt nhân James Martin (CNS) có trụ sở tại California.

Nguồn tin cho biết thêm, Mỹ hiện đang chi 3% tổng ngân sách quốc phòng để thay thế các vũ khí và đầu đạn hạt nhân sau năm 2020. Tỉ lệ 3% này tương đương với số tiền mà nước này chi tiêu cho các hệ thống vũ khí chiến lược trong cuộc chạy đua vũ khí với Liên Xô những năm 80 của thế kỷ trước, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.

Số liệu của CNS tương đối phù hợp với số liệu mà Văn phòng Ngân sách quốc hội Mỹ đưa ra hồi đầu năm 2015, với dự đoán Washington sẽ chi 355 tỉ USD trong một thập kỷ tới cho kho vũ khí hạt nhân.

Theo những số liệu mới nhất của Liên đoàn Khoa học gia hạt nhân (FAS), nước Mỹ hiện sở hữu 4.650 đầu đạn hạt nhân, trong đó 2.130 đầu đạn sẵn sàng hoạt động. Ngoài ra, Washington vẫn còn cất giữ 2.700 đầu đạn hạt nhân đã hết hạn mà chưa được dỡ bỏ.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit.

Theo ước tính của FAS, hiện có khoảng “1.620 đầu đạn chiến lược đã được triển khai sẵn trên các tên lửa đạn đạo, trong đó 1.150 đầu đạn trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBMS) và 470 trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM); gần 300 đầu đạn hạt nhân khác được đặt tại các căn cứ của máy bay ném bom tại Mỹ; và gần 200 đầu đạn phi chiến lược đã được triển khai tại châu Âu”.

Báo cáo của CNS ước tính, trong những năm gần đây “bộ ba hạt nhân” đã ngốn của nước Mỹ khoảng 8 tỉ USD mỗi năm, tương đương khoảng 240 tỉ USD trong 30 năm. Chính quyền Tổng thống Obama đã quyết định hiện đại hóa cả ba lực lượng trong bộ ba hạt nhân này trong những thập niên tới.

Trong đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch sẽ cấp ngân sách liên bang cho Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia để duy trì và xây dựng thêm các loại vũ khí hạt nhân hiện đại, bao gồm: 100-140 tỷ USD cho các loại máy bay ném bom chiến lược, 20-120 tỷ USD cho ICBM và 350 tỷ USD cho SLBM.

Mỹ tính cách chặn đòn tấn công của Nga

Việc nâng cấp bộ 3 hạt nhân được đánh giá là quyết định đúng đắn của Mỹ vào thời điểm này để tạo nên sự răn đe cần thiết với mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ Nga. Bởi theo Tạp chí Forbes, hiện nay Mỹ không có cách nào để ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân của Nga nhằm vào Mỹ và đồng minh dù số lượng đầu đạn hai bên tương đương nhau.

Theo Forbes, Tổng thống Putin đang phớt lờ những yêu cầu từ Washington và do đó ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Âu có nguy cơ bị xói mòn nghiêm trọng. Và hiện, ông Putin đang cảm thấy mình đang ở "cửa trên" so với NATO ở những nước láng giềng với Nga, và do đó sẽ tiếp tục với chính sách cứng rắn với những vùng lãnh thổ có đông người gốc Nga sinh sống.

Máy bay ném bom hạng nặng Tu-160.

Máy bay ném bom hạng nặng Tu-160.

Đây không phải là một hành động bốc đồng mà đã được toan tính kỹ càng và ông Putin tin chắc mình sẽ chiếm ưu thế trước phương Tây. Lý do chính cho sự tự tin này không phải do khoảng cách địa lý gần với nước Nga hay ưu thế quân sự so với những nước láng giềng, mà đó là lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đã được hiện đại hóa, mà phương Tây hiện không có cách chế ngự.

Mặc dù Mỹ cũng có kho vũ khí hạt nhân tương đương hay hơn của Nga nhưng họ không thể ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân từ Nga nhắm vào đất Mỹ hay bất kì quốc gia đồng minh nào của Mỹ. Đó cũng là thông điệp mà Tổng thống Putin muốn nhấn mạnh thông qua cuộc tập trận vừa qua với sự tham gia của các lực lượng hạt nhân chiến lược.

Truyền thông Nga mô tả cuộc tập trận này mô phỏng một đợt phóng tên lửa đáp trả sau khi tên lửa của đối phương bị phát hiện đang được phóng về phía Nga. Trong đó một tên lửa liên lục địa SS-25 được phóng từ giàn phóng di động, cùng với 2 tên lửa đa đầu đạn SS-N-23 phóng từ 2 tàu ngầm, một ở biển Barents, một ở Thái Bình Dương. 6 tên lửa hành trình cũng được phóng đi từ một máy bay ném bom Tu-95.

Cuộc tập trận này cũng đánh dấu lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, Nga bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hạt nhân từ Thái Bình Dương.

Theo nhận định từng được Tổng thống Obama và ngoại trưởng Kerry, không có kho vũ khí hạt nhân của mình, Nga chỉ là một cường quốc khu vực thay vì toàn cầu. Nhưng nếu tính đến sức mạnh hạt nhân, Nga là một nguy cơ tiềm tàng cho sự tồn vong của nước Mỹ. Tầm nghiêm trọng của nguy cơ này lớn hơn nhiều so với khủng bố, chiến tranh mạng hay thậm chí vũ khí sinh học, vì nó có thể phá hủy nền tảng một quốc gia chỉ trong một ngày.

Tổng thống Putin nhận định rằng phương Tây sẽ không hành động nếu điều đó dẫn đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Không ai dám chắc ông Putin sẽ thực sự làm gì nếu bị Mỹ ngáng đường, nhưng việc Nga có khả năng làm gì cũng đủ để ngăn Mỹ có những hành động quyết liệt, ngay cả khi nếu Nga tấn công toàn bộ Ukraine.

Vì vậy, Mỹ và đồng minh cần có công cụ để khắc chế mối đe dọa hạt nhân từ Nga, Forbes phân tích.

Theo Theo baodatviet.vn
MỚI - NÓNG