Tuần dương hạm “Rạng Đông” hạ thủy vào năm 1900. Chiến hạm này đã tham gia cuộc chiến tranh Nga-Nhật (năm 1904-1905) cũng như các trận chiến biển trong Thế chiến I và Thế chiến II.
“Rạng Đông” thuộc thành phần Hải đội 2 Nga tại Thái Bình Dương, hầu hết được rút ra từ Hạm đội Baltic Nga, được gửi từ biển Baltic đến Thái Bình Dương dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Rozhestvenski.
Vào các ngày 27 và 28/5/1905, “Rạng Đông” tham dự trận hải chiến Tsushima cùng với của Hải đội Nga. (Để đi vào ụ tàu, ba cây cầu bắc qua sông Neva huyền thoại được mở để tàu di chuyển. Hàng vạn người dân Nga đứng kín hai bên bờ sông Neva chứng kiến một trong những tượng đài của Cách mạng Tháng Mười Nga)
Dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Oskar Enkvist, “Rạng Đông” đã xoay xở thoát khỏi bị tiêu diệt như hầu hết tàu chiến của Hạm đội Nga, và cùng với hai tàu tuần dương khác rút lui được về cảng Manila trung lập.
Tuy nhiên, “Rạng Đông” chỉ được cả thế giới biết đến với sự kiện xảy ra vào tháng 10/1917 ở St Petersburg, khi đó là thủ đô Nga.
Ngày 25/10/1917, trong cao điểm của cuộc Cách mạng Tháng Mười, việc từ chối thi hành một mệnh lệnh cho “Rạng Đông” ra khơi đã khai mào cho cuộc đấu tranh cuối cùng.
Lúc 21 giờ 45 phút đêm 25/10/1917, tuần dương hạm “Rạng Đông” đã nổ phát súng báo hiệu cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông, địa điểm cố thủ của chính phủ cách mạng tư sản, dẫn đến hồi kết thúc của cuộc Cách mạng Tháng Mười.
Năm 1948, “Rạng Đông” đã thả neo cố định trên bờ sông Neva, trở thành một tượng đài và bảo tàng.
“Rạng Đông” hiện vẫn thuộc biên chế của lực lượng Hải quân Nga.
Ngày 21/9, “Rạng Đông” đã được kéo vào ụ tàu để sửa chữa trong thời gian một năm, chi phí ước tính khoảng 30 triệu USD.