Nên bảo hiểm cả ngoại tệ, vàng

Nên bảo hiểm cả ngoại tệ, vàng
TP - Nên bảo hiểm cả ngoại tệ, vàng để thu hút vào ngân hàng, tránh để đồng tiền này trôi nổi bên ngoài khiến việc quản lý gặp khó khăn.

> Không bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ

Trao đổi với PV Tiền Phong bên lề phiên họp tổ sáng 3-11 về Luật Bảo hiểm tiền gửi, ông Phùng Quốc Hiển đề xuất.

Ông Phùng Quốc Hiển
Ông Phùng Quốc Hiển.
 

Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) quy định chỉ bảo hiểm đối với Việt Nam đồng, theo ông có hợp lý và sát với thực tiễn hiện nay?

Ban soạn thảo cho rằng không BHTG đối với đồng đô la và các đồng ngoại tệ khác của người gửi tại ngân hàng để chống đô la hóa. Theo tôi lý giải này chỉ đúng một phần. Thực tế, đang có một lượng lớn đô la nằm trong dân cư. Nên, biện pháp tốt nhất để chống đô la hóa là phải thu hút được các đồng tiền đó ra khỏi túi người dân, để chuyển vào các ngân hàng.

Chỉ khi khuyến khích được người dân gửi ngoại tệ vào ngân hàng, thì nhà nước mới kiểm soát được thị trường. Như vậy, mới tránh được đô la trôi nổi trên thị trường, được mua bán bởi các tổ chức kinh doanh trái phép.

Như vậy là nếu không BHTG ngoại tệ sẽ gây ra những hệ lụy khác trong quản lý?

Đúng vậy! Nếu vì lý do này, lý do khác mà không bảo hiểm ngoại tệ thì nhà nước sẽ mất một công cụ để quản lý ngoại tệ. Nếu để đô la trôi nổi bên ngoài sẽ hình thành nên một thị trường ngầm, nền kinh tế ngầm thì rất nguy hiểm. Cho nên, tốt nhất là thu hút tất cả những đồng tiền đó vào ngân hàng để quản lý nó.

Cũng có ý kiến lo ngại, nếu bảo hiểm ngoại tệ, khi đồng tiền đó mất giá sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả bảo hiểm trong nước. Nhưng câu chuyện này nằm trong quan hệ tiền tệ, tỷ giá và đều bị tác động qua lại lẫn nhau. Dù chúng ta có bảo hiểm hay không bảo hiểm thì những ảnh hướng đó vẫn xảy ra. Do vậy, quan điểm của tôi là nên bảo hiểm cả ngoại tệ.

Vậy quan điểm của ông ra sao đối với việc bảo hiểm kim loại quý như vàng, bởi hiện nay ngân hàng cũng nhận gửi vàng của người dân?

Đã bảo hiểm ngoại tệ thì cũng nên bảo hiểm cả vàng và những loại kim loại quý khác.

Nhưng Ủy ban Kinh tế không đồng ý bảo hiểm ngoại tệ, vàng và lý giải đây là thông lệ của nhiều nước?

Các nước quản lý thị trường ngoại tệ, vàng rất chặt chẽ. Ví như ở Trung Quốc, không tồn tại thị trường ngoại tệ, vàng buôn bán tự do. Luật của chúng ta phải xuất phát và điều chỉnh từ thực tiễn cuộc sống thì tính khả thi mới cao. Còn luật không xuất phát từ thực tiễn là người dân đang gửi ngoại tệ, vàng thì khả năng điều chỉnh sẽ không cao, hiệu lực không đảm bảo.

Các đại biểu cũng băn khoăn nên để BHTG là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước hay cơ quan độc lập?

Nếu BHTG thuộc Ngân hàng Nhà nước thì cơ quan này sẽ mất vai trò quản lý nhà nước vì BHTG là tổ chức của mình. Khi đó, công tác thanh tra, giám sát sẽ giảm hiệu lực. Do vậy, cần tách BHTG khỏi Ngân hàng Nhà nước để tạo điều kiện cho việc quản lý một cách minh bạch. Tôi cho rằng, BHTG nên là định chế tài chính độc lập, nằm ngoài Ngân hàng Nhà nước.

Cám ơn ông.

Ngọc Tiến (thực hiện)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cụ ông nguy kịch vì hóc xương cá
Cụ ông nguy kịch vì hóc xương cá
TPO - Ngày 8/7, thông tin từ Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa lấy thành công dị vật xương cá phức tạp, nhiều ngạnh, cắm vào thực quản bệnh nhân 60 tuổi.
Giám đốc Công an Hà Nội thông tin kết quả tổng kiểm tra PCCC nhà trọ, chung cư mini
Giám đốc Công an Hà Nội thông tin kết quả tổng kiểm tra PCCC nhà trọ, chung cư mini
TPO - Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin kết quả kiểm tra, rà soát phòng cháy, chữa cháy đối với nhà trọ; chung cư mini; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; trường mầm non, nhóm trẻ; cơ sở phòng khám tư nhân… trên địa bàn TP Hà Nội, sau khi xảy ra nhiều vụ cháy trên địa bàn thành phố.