Nan giải bài toán quá tải bệnh viện

Điều trị cho bệnh nhân ở hành lang, cầu thang là chuyện thường ngày tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM - ảnh chụp sáng 28-11. Ảnh: L.N
Điều trị cho bệnh nhân ở hành lang, cầu thang là chuyện thường ngày tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM - ảnh chụp sáng 28-11. Ảnh: L.N
TP - Hôm qua, 28-11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có chuyến khảo sát thực tế các bệnh viện tại TPHCM để tìm lời giải cho bài toán quá tải bệnh viện vốn tồn tại dai dẳng từ nhiều năm nay.

> Những giấc ngủ 'vật vã' trong bệnh viện

Điều trị cho bệnh nhân ở hành lang, cầu thang là chuyện thường ngày tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM - ảnh chụp sáng 28-11. Ảnh: L.N
Điều trị cho bệnh nhân ở hành lang, cầu thang là chuyện thường ngày tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM. Ảnh chụp sáng 28-11. Ảnh: L.N.

Truyền nước, thay băng ngoài hành lang

Tất cả các lối đi vào BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM sáng qua không còn chỗ trống. Muốn vào được các khoa phòng, bệnh nhân và thân nhân người bệnh phải luồn lách. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết, trung bình mỗi ngày nơi đây tiếp nhận hơn 2.000 bệnh nhân nhưng trong ngày 28-11 đã có hơn 3.000 bệnh nhân đến khám và điều trị.

“Ngoài lượng người bệnh mỗi năm tăng gần 10%, hiện có khoảng 50% người bệnh từ các tỉnh chuyển về khiến cho bệnh viện vốn đã quá tải, nay càng nghiêm trọng hơn”- bác sĩ Mỹ nói.

Ngoài hành lang ken cứng người, ở các khoa phòng bệnh nhân nằm chật kín, không ít người bị gãy tay, chân, chấn thương đầu… phải chen nhau nằm ở hành lang. Bác sĩ điều dưỡng buộc phải ra hành lang khám cho người bệnh. Thậm chí truyền nước, thay băng cho bệnh nhân cũng ở ngoài hành lang bởi các khoa không còn chỗ.

Tại các khoa nội 1, nội 4 của BV Ung bướu TPHCM luôn trong tình trạng 2-3 bệnh nhân/giường, thậm chí phải trải chiếu nằm dưới gầm giường, cầu thang và lối đi. Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM cho biết, hiện bệnh viện có 700 giường, nhưng mỗi ngày điều trị nội trú tới 1.700- 1.800 bệnh nhân nên người bệnh không có chỗ nằm là điều dễ hiểu. Đó là chưa kể gần 2.000 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại đây.

“Có vào bệnh viện thế này mới hiểu hết tình cảnh người bệnh, cảm thông với anh em bác sĩ chứ cứ ngồi trên bàn giấy mà chỉ đạo thì vô cảm quá”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu sau khi đi thực tế tại bệnh viện này.

Cũng có 700 giường nhưng tại BV Nhi đồng 1 TPHCM luôn gánh 1.600 bệnh nhi điều trị nội trú mỗi ngày. Bác sĩ Tăng Chí Thượng, giám đốc BV Nhi đồng 1 cho biết, bình quân mỗi ngày nơi đây đón 5.000 lượt bệnh nhi đến khám, những lúc cao điểm của dịch bệnh lên đến 7.000 lượt bệnh nhi/ngày khiến hầu hết các khoa từ hô hấp, nhiễm, sơ sinh đến tiêu hóa luôn trong tình trạng quá tải quanh năm, 3-4 trẻ phải nằm chung giường.

Bác sĩ Lê Hoàng Minh cho biết, ở BV Ung bướu quá tải đến nỗi một bác sĩ phải phụ trách tới 5 giường bệnh .“Quá tải do uy tín của bệnh viện một phần, một phần do tình trạng chuyển viện tràn lan”- bác sĩ Minh nói.

Theo BS Tăng Chí Thượng, bên cạnh bệnh tật, dịch bệnh trẻ em diễn biến phức tạp quanh năm thì chính sách miễn phí chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi khiến khả năng tiếp cận điều trị dễ dàng hơn. Vì vậy, hễ trẻ bị bệnh là phụ huynh ở các tỉnh cứ đưa về thành phố cho “chắc ăn”.

Mạng lưới y tế địa phương có vấn đề

“Để hạn chế quá tải, chúng tôi đã chuyển giao nhiều kỹ thuật cho bệnh viện tuyến tỉnh nhưng vẫn không hiệu quả”- bác sĩ Lê Hoàng Minh cho biết.

Ông dẫn chứng khi triển khai chuyển giao xạ trị thì các bệnh viện tỉnh không làm được do thiếu nhân lực, trang thiết bị. Nơi có đầu tư xã hội hóa điều trị ung thư thì bệnh nhân không có!? Thống kê của BV Nhi đồng 1 cho thấy, số bệnh nhân chuyển viện có giảm xuống nhưng lượng bệnh nhân tự đến lại tăng mạnh từ 73,1% năm 2008 lên 81,5% năm 2011.

Cũng trong năm này, người bệnh khám chữa bệnh diện bảo hiểm y tế vượt tuyến tăng 34%. “Chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới làm giảm tỷ lệ người bệnh chuyển viện nhưng không giảm người bệnh tự chọn cơ sở điều trị”,bác sĩ Thượng nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho rằng phần lớn người bệnh đến từ các tỉnh chữa bệnh khiến quá tải thêm trầm trọng.

“Điều này cho cho thấy mạng lưới y tế địa phương còn quá mỏng và yếu”- bà Tiến cho biết. Theo bà Tiến phải có biện pháp căn cơ hơn ngoài việc đào tạo nhân lực, chuyển giao kỹ thuật…

“Phải trám lỗ hổng trong quy chế chuyển viện, nhập viện và mạng lưới y tế cơ sở, y tế khu vực”- Bởi theo bà, gần 60% bệnh nhân ngoại tỉnh và khoảng 60% trong số đó đáng lẽ nằm điều trị ở tuyến tỉnh nhưng lại tự vượt lên tuyến trên là điều vốn chỉ có ở Việt Nam.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Góp ý đề án thành lập 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương
Góp ý đề án thành lập 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị sáng 13/12, góp ý vào Dự thảo khung Đề án thành lập 4 đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan Tư pháp Trung ương và Văn phòng Chủ tịch nước; Đảng bộ Chính phủ; Đảng bộ Quốc hội; Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.