'Mỹ rút lui, Nga không còn lí do gì để duy trì Hiệp ước Bầu trời mở'

Ảnh minh hoạ: Wikipedia
Ảnh minh hoạ: Wikipedia
TPO - Không còn lí do gì để Nga tiếp tục tham gia Hiệp ước Bầu trời mở nếu Mỹ rút lui, vì như vậy Mỹ sẽ có lợi thế trong việc thu thập dữ liệu về lực lượng vũ trang Nga, theo một chuyên gia của CLB Valdai.

Theo ông Dmitry Suslov - chuyên gia CLB Thảo luận quốc tế Valdai, Nga không nên tiếp tục tham gia Hiệp ước Bầu trời mở nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước này.

“Vì các nước châu Âu thuộc NATO, nên theo thoả thuận này, họ vẫn có thể bay qua lãnh thổ Nga”, ông Suslov nói. “Nếu Nga vẫn tham gia thoả thuận, thì sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Vì Mỹ sẽ tiếp tục nhận thông tin về quân đội Nga từ các đồng minh châu Âu thuộc NATO, trong khi máy bay Nga sẽ không thể bay qua Mỹ. Chắc chắn Nga sẽ không nhận được thông tin về quân đội Mỹ từ các nước châu Âu tham gia hiệp ước.”

Cũng theo ông Suslov, việc Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước sẽ khiến tình hình khu vực châu Âu – Đại Tây Dương thêm căng thẳng, đồng thời làm xấu đi mối quan hệ giữa Nga và NATO.

“Hiệp ước Bầu trời mở là một trong những điều kiện cuối cùng để đảm bảo sự minh bạch”, ông Suslov nói. “Theo thoả thuận này, các bên có thể thực hiện chuyến bay giám sát và thu được thông tin đáng tin cậy về tình trạng triển khai lực lượng của nhau.”

Ông Suslov cho rằng việc Mỹ rút khỏi Bầu trời mở là một phần kế hoạch của Washington nhằm tìm kiếm sự tự do trên trường quốc tế. Trước đó, đảng Cộng hoà từng nhiều lần phản đối các thoả thuận hạn chế sức mạnh của Mỹ trong lĩnh vực quân sự.

“Ở Mỹ, các thoả thuận được cho là sẽ ngăn cản Mỹ tăng cường sức mạnh đối trọng với Nga và Trung Quốc. Để giành chiến thắng, họ cần cởi trói tối đa”, ông Suslov lưu ý.

Hiệp ước Bầu trời mở - kí kết tháng 3/1992 tại Helsinki (Phần Lan) bởi 23 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE).

Hiệp ước cho phép các quốc gia thành viên thực hiện các chuyến bay trinh sát ngắn, không vũ trang, qua các quốc gia khác để thu thập dữ liệu về hoạt động quân sự.

Hiệp ước có hiệu lực năm 2002. Đến nay đã có sự tham gia của hơn 30 quốc gia, trong đó có Nga, Mỹ và một số nước thành viên khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo Bộ Ngoại giao Nga, Hiệp ước Bầu trời mở là công cụ chính để củng cố lòng tin và tình hình an ninh.

Tuy nhiên, Washington từng nhiều lần cáo buộc Moscow vi phạm các điều khoản của hiệp ước.

Năm 2017, Washington áp đặt một số lệnh hạn chế đối với các chuyến bay quan sát của Nga trên lãnh thổ Mỹ.

Không lâu sau đó, Moscow lập tức có động thái ăn miếng trả miếng.

Theo Theo Tass
MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.