Mỹ quở trách Kosovo leo thang, Serbia báo động quân đội

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mỹ và các đồng minh vừa quở trách Kosovo vì leo thang căng thẳng với Serbia, cho rằng việc sử dụng vũ lực để bổ nhiệm thị trưởng ở các khu vực của người Serb làm suy yếu những nỗ lực cải thiện quan hệ vốn đã xấu với nước láng giềng Serbia.
Mỹ quở trách Kosovo leo thang, Serbia báo động quân đội ảnh 1

Một chiếc xe bốc cháy trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát Kosovo với những người biểu tình thuộc cộng đồng Serb ở thị trấn Zvecan ngày 26/5. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng và điều các đơn vị đến sát biên giới sau đợt đụng độ ngày 26/5 giữa cảnh sát Kosovo và phong trào biểu tình phản đối những thị trưởng người Albania.

Cảnh sát dùng hơi cay ở thị trấn Zvecan để giải tán đám đông chặn thị trưởng mới được bổ nhiệm vào văn phòng. Cuộc bầu cử hồi tháng bốn bị cộng đồng người Serb Kosovo ở bốn địa phương giáp biên giới với Serbia tẩy chay.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chỉ trích Chính phủ Kosovo về việc dùng vũ lực và kêu gọi Thủ tướng Albin Kurti thay đổi cách làm.

Trong một tuyên bố, ông Blinken nói rằng những hành động của Kosovo đi ngược lại khuyến cáo của Mỹ và châu Âu, và “làm gia tăng căng thẳng quá mức một cách không cần thiết, làm suy yếu những nỗ lực giúp bình thường hoá quan hệ giữa Kosovo và Serbia, đồng thời sẽ để lại hậu quả đối với quan hệ song phương giữa chúng tôi với Kosovo”.

Anh, Pháp, Ý, Đức và Mỹ ra tuyên bố chung kêu gọi chính quyền Kosovo xuống thang.

Mỹ là nước ủng hộ chính của Kosovo về chính trị, quân sự và tài chính từ khi nước này tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008.

Cộng đồng người Albania chiếm hơn 90% dân số Kosovo, còn người Serb chỉ chiếm đa số ở khu vực phía Bắc.

Người Serb ở miền Bắc Kosovo không chấp nhận việc tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008, sau gần 1 thập kỷ kết thúc chiến tranh ở đó, và vẫn coi Belgrade là thủ đô của mình.

Tháng 3 năm nay, một kế hoạch được phương Tây hậu thuẫn và được chính phủ Kosovo và Serbia nhất trí bằng miệng để tháo ngòi căng thẳng, bằng cách trao cho người Serb quyền tự trị lớn hơn, còn chính phủ ở Pristina giữ lại quyền tối cao.

Khoảng 50.000 người Serb sống ở các địa phương miền Bắc Kosovo.

Tỷ lệ tham gia cuộc bầu cử hồi tháng 4 chỉ đạt 3,47%. Người Serb tuyên bố sẽ không hợp tác với các thị trưởng mới ở 4 địa phương vì những quan chức mới không đại diện cho họ.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.