Mỹ phải lựa chọn 'sống hòa bình với Trung Quốc hay không'

Đại sứ Thôi Thiên Khải
Đại sứ Thôi Thiên Khải
TP - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải nói Mỹ phải đưa ra “lựa chọn cơ bản” về việc liệu họ có thể sống hòa bình với một Trung Quốc “hiện đại hóa, mạnh mẽ, thịnh vượng” hay không.

Ông Thôi đã nói chuyện với phóng viên CNN trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, sau những diễn biến chóng mặt trong mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đầu tuần này, nổi lên thông tin Nhà Trắng đang xem xét việc cấm các thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Mỹ, và vào thứ Năm tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ đàn áp và bắt nạt Trung Quốc.

Đáp lại lời tuyên bố của một số người ở phương Tây rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán, bành trướng và đàn áp hơn, đại sứ Thôi nói Trung Quốc có quyền xây dựng đất nước giàu mạnh, giống như các nước khác.

“Tôi nghĩ rằng câu hỏi cơ bản đối với Mỹ rất đơn giản”, ông nói, “Mỹ đã sẵn sàng hay mong muốn chung sống với một quốc gia có nền văn hóa rất khác, một hệ thống chính trị và kinh tế rất khác ... trong hòa bình ... và hợp tác chưa”? 

Hôm thứ Ba tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh thu hồi cơ chế đặc biệt của Mỹ với Hong Kong, với lý do luật an ninh mới do Bắc Kinh áp đặt có nghĩa là thành phố không còn đủ tự trị từ Trung Quốc.

Những người chỉ trích bộ luật an ninh mới nói rằng nó cắt xén các quyền tự do chính trị và pháp lý đã tồn tại ở Hong Kong kể từ khi Anh trao lại thuộc địa cũ này cho Trung Quốc vào năm 1997.
Nhưng ông Thôi lặp lại những gì nhiều quan chức Trung Quốc đại lục và Hong Kong đã nói trong những tuần gần đây: rằng luật duy trì khuôn khổ “một quốc gia, hai hệ thống” chi phối Hong Kong và sẽ làm cho thành phố “ổn định hơn”.

Hôm thứ Hai, Bắc Kinh đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Mỹ, bao gồm thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz, để trả đũa các biện pháp được Washington công bố tuần trước về việc Bắc Kinh bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Các biện pháp trừng phạt của Washington đối với các quan chức Trung Quốc bao gồm đóng băng tài sản Mỹ của họ và ngăn chặn công dân Mỹ tiến hành kinh doanh với họ. Những người bị Mỹ trừng phạt cũng phải đối mặt với các hạn chế về thị thực, ngăn cản họ và gia đình họ vào Mỹ.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông. Bắc Kinh coi gần như toàn bộ 1,3 triệu dặm vuông biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của mình và trong những năm gần đây đã xây dựng các công trình quân sự trên một số đảo.

Năm 2016, một tòa án quốc tế ở The Hague đã ra phán quyết ủng hộ Philippines trong một cuộc tranh chấp trên biển, kết luận Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với phần lớn vùng biển này.

Ông Thôi nói Trung Quốc “sẽ không tham gia một phán quyết như vậy” và nó “không dựa trên nền tảng pháp lý rất vững chắc”.

Đại sứ Thôi nói rằng sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông gây bất ổn cho khu vực.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.