Mỹ, Nhật, Hàn họp bàn về Triều Tiên tuần tới

Glyn Davies, đại diện đặc biệt về chính sách CHDCND Triều Tiên của Mỹ sẽ có chuyến công du 8 ngày ở Châu Ấ
Glyn Davies, đại diện đặc biệt về chính sách CHDCND Triều Tiên của Mỹ sẽ có chuyến công du 8 ngày ở Châu Ấ
TPO- Tuần tới, các quan chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có cuộc họp ở Tokyo (Nhật Bản) để thảo luận các vấn đề liên quan đến CHDCND Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 11-10 cho hay.

Cuộc đối thoại ba bên dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17-10, có sự tham gia của Glyn Davies, đại diện đặc biệt về chính sách CHDCND Triều Tiên của Mỹ, ông Shinsuke Sugiyama, tổng giám đốc chính sách Châu Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, và ông Ling Sung-Nam, đại diện đặc biệt của Hàn Quốc về hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và các vấn đề an ninh.

“Cuộc họp ba bên là một phần trong cuộc đối thoại đang diễn ra giữa ba nước đồng minh nhằm trao đổi quan điểm về tình hình hiện nay trên bán đảo Triều Tiên và tái khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa ba nước về vấn đề Triều Tiên”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Bên cạnh đó, ông Davies sẽ tổ chức tham vấn song phương với Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến thăm thủ đô của hai nước này.

Chuyến công du kéo dài tám ngày của ông đến Châu Á sẽ bắt đầu vào ngày mai, 13-10. Ông sẽ đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar và Ấn Độ, Thứ trưởng Ngoại giao William Burns cũng sẽ cùng thảo luận về vấn đề Triều Tiên.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland phát biểu trước báo giới hôm thứ năm, 11-10: “Chúng ta luôn nói về Triều Tiên khi chúng ta ở Bắc Á, nỗ lực của chúng tôi là có thêm nhiều tiến bộ và cam kết mới trong bối cảnh của các đề xuất mà sáu bên đã thực hiện”.

Các cuộc đàm phán sáu bên bao gồm các nước CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Mỹ có nội dung phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Năm 2005, Triều Tiên tuyên bố chấp nhận thoả ước sơ bộ Hiệp ước không phổ biến vx khí hạt nhân, theo đó nước này sẽ huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân hiện có cũng như các cơ sở sản xuất, tái gia nhập hiệp ước và tái chấp nhận đoàn thanh tra của IAEA. Vấn đề cung cấp lò phản ứng nước nhẹ để thay thế chương trình nhà máy điện hạt nhân của Bắc Triều Tiên, theo Khung Thoả thuận năm 1994, sẽ được giải quyết sau. Nhưng ngày hôm sau Bắc Triều Tiên lặp lại quan điểm cũ của mình rằng chỉ khi nào nước này được cung cấp lò phản ứng nước nhẹ thì mới huỷ bỏ kho hạt nhân và gia nhập hiệp ước.

Phan Yến
Theo Sina

Theo Dịch
MỚI - NÓNG