Mỹ, Cuba xung đột trong cuộc gặp lịch sử

Nhiều người Cuba ở Havana chào đón sự tan băng trong quan hệ Cuba - Mỹ. Ảnh: Washington Post
Nhiều người Cuba ở Havana chào đón sự tan băng trong quan hệ Cuba - Mỹ. Ảnh: Washington Post
TP - Hôm qua, Mỹ và Cuba có cuộc họp cấp cao đầu tiên trong 35 năm qua, nhằm tiến tới khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai kẻ thù Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trong cuộc họp, hai nước mâu thuẫn về chính sách di trú.

Phía Mỹ tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục là nơi an toàn cho những người Cuba được bảo vệ đặc biệt và bị từ chối các quốc tịch khác. Trong khi đó, Cuba phàn nàn Mỹ khuyến khích các bác sĩ Cuba rời bỏ đất nước, và gọi đây là “hành động đáng trách gây chảy máu chất xám”. Ngoài 20.000 người Cuba được cấp visa Mỹ mỗi năm còn có 25.000 người Cuba đến Mỹ từ khắp thế giới trong năm 2014 mà không có visa, nhưng vẫn được Mỹ chào đón theo Đạo luật Điều chỉnh Mỹ. 

  

Hôm 21/1, Mỹ nói rằng, họ cử thêm tàu đến eo biển Florida để ngăn chặn thuyền nhân Cuba vào Mỹ, nhưng từ chối yêu cầu tăng cường thay đổi luật di trú của Mỹ để chấm dứt việc gần như tự động cho tất cả người Cuba sang đất Mỹ cư trú hợp pháp. Chính phủ Cuba cho rằng, chính sách Chiến tranh Lạnh lôi kéo hàng chục nghìn người Cuba mỗi năm tìm cách sang Mỹ với những hành trình nguy hiểm. 

Tại Washington, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Jeh Johnson nói rằng, cách tiếp cận “chân ướt chân ráo” của Mỹ vẫn có hiệu lực. Chính sách này bảo vệ người Cuba không bị trục xuất, nếu họ sang được lãnh thổ Mỹ. Nhưng ông Johnson nhấn mạnh, những người tìm cách đến Mỹ qua con đường bất hợp pháp có thể bị ngăn cản và trả lại. 

Giới chức Mỹ cho biết, lượng thuyền nhân tìm cách đến bang Florida của Mỹ tăng vọt, sau thông báo về việc hai nước bình thường hóa quan hệ. Nhưng con số này có vẻ giảm dần trong những ngày gần đây. “Cuba muốn quan hệ bình thường với Mỹ, theo cả nghĩa rộng và trong lĩnh vực di trú”, Vụ trưởng các vấn đề Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Cuba Josefina Vidal nói. 

Bà Vidal kêu gọi Mỹ chấm dứt “đối xử đặc biệt mà không công dân của nước nào khác được nhận, gây ra tình hình bất thường trong dòng di cư”. Trong khi đó, phái đoàn Mỹ ép Cuba nhận lại hàng chục ngàn công dân Cuba mà chính quyền Mỹ muốn trục xuất vì đã phạm tội. Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên có mặt trong cuộc họp nói rằng, không có tiến triển nào trong vấn đề này. 

Cuộc họp sẽ tiếp tục đến hôm nay (giờ Việt Nam) để hai phía thảo luận việc khôi phục quan hệ ngoại giao và cuối cùng là thiết lập quan hệ thương mại và du lịch đầy đủ nhằm chấm dứt nửa thế kỷ thù hận, như Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cam kết tháng trước. Hai bên hy vọng sẽ mở lại đại sứ quán và cử đại sứ đến thủ đô của nhau trong các tháng tới. 

Các mục tiêu của Mỹ trong cuộc họp hôm qua là Cuba sẽ dỡ bỏ lệnh cấm các quan chức ngoại giao Mỹ đến Cuba, bảo đảm rằng người dân Cuba có quyền tiếp cận không hạn chế tới Đại sứ quán Mỹ tại Havana trong tương lai. Phía Mỹ nói rằng, việc khôi phục quan hệ đầy đủ phụ thuộc tốc độ các yêu cầu được đáp ứng. Phía Cuba yêu cầu Mỹ đưa họ ra danh sách các nước tài trợ khủng bố, điều mà Washington nói đang xem xét, AP đưa tin.

Quan điểm của Việt Nam về diễn biến quan hệ Mỹ - Cuba

Ngày 22/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về cuộc đàm phán cấp cao Mỹ - Cuba đang diễn ra, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói: “Cùng với việc các nhà lãnh đạo của Mỹ và Cuba tuyên bố sẽ nối lại quan hệ ngoại giao, các bước đi của hai nước gần đây, trong đó có cuộc đàm phán đang diễn ra, là những bước khởi đầu quan trọng trong một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Cuba và Mỹ”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.