Tại khu vực cầu Long Biên (Hà Nội) rất đông người dân Thủ đô tới thả cá chép tiễn Táo quân về trời.
Nhiều tình nguyện viên đứng dọc hai bên cầu giúp người dân thả cá, tro xuống sông, cũng như nhắc nhở mọi người không thả túi nilon.
Các tình nguyện viên đứng cầm tấm biển "Thả cá đừng thả túi nilon".
Cá được bỏ vào xô sau đó thả xuống sông Hồng.
Túi nilon được thu lại tại các điểm thả cá sau đó đưa đi nơi khác.
Tại khu vực Hồ Tây, nhiều người dân bỏ cá vào xô, chậu sau đó đem thả.
Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải thả trước giờ Ngọ (12h trưa 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên thiên đình, do đó, ngay từ chiều tối ngày 22 tháng Chạp đến sáng sớm 23 tháng Chạp, từng dãy hàng cá chép đã được bày bán ngoài chợ và khắp mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị.
Trụ trì chùa Phúc Sơn (Gia Lâm) ra Hồ Tây từ rất sớm để khuyên mọi người không nên thả túi nilon và vứt tro xuống hồ.
Túi nilon được bỏ gọn vào một chỗ sau khi thả cá.
Nhiều người phóng sinh thả ốc xuống hồ Tây trong ngày ông Công, ông Táo.