Sách mới:

"Mùa Xuân nhớ Bác - Tự sự của tác giả"

"Mùa Xuân nhớ Bác - Tự sự của tác giả"
TP - Nhà xuất bản Thông tấn vừa ra mắt cuốn “Mùa xuân nhớ Bác - tự sự của tác giả”. Mùa xuân năm 1986, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” của Phạm Thị Xuân Khải đăng trên báo Tiền phong đã gây chấn động dư luận.
"Mùa Xuân nhớ Bác - Tự sự của tác giả" ảnh 1

>> Bài thơ gây chấn động dư luận

Bài thơ là lời tâm sự của cô sinh viên năm thứ hai, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội gửi đồng chí Lê Đức Thọ, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương, bày tỏ nguyện vọng bức xúc của nhân dân mong muốn đất nước đổi mới để sự nghiệp cách mạng của Đảng và lý tưởng của Bác Hồ được thực hiện, nhằm khắc phục tình hình khó khăn căng thẳng về kinh tế, xã hội lúc đó.

Nhận được bài thơ này, đồng chí Lê Đức Thọ đã đọc kỹ, đánh giá đây là một bài thơ có nội dung tốt nhằm đấu tranh chống cái bảo thủ, trì trệ, vì vậy đồng chí đã cho chuyển bài thơ tới báo Tiền phong.

Ngay sau khi vừa xuất hiện trước công luận, bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” đã gây sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến đồng tình với nội dung bài thơ, nhưng cũng có không ít ý kiến phê phán gay gắt tác giả và Ban lãnh đạo báo Tiền phong.

Sau 20 năm, trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một loạt phóng sự đăng trên Tiền phong nhắc lại những sự kiện về bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” lại một lần nữa tạo nên một diễn đàn sôi nổi, giống như một đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong quần chúng nhân dân nhằm góp ý kiến với Đảng.

Việc Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành cuốn “Mùa xuân nhớ Bác – tự sự của tác giả” là nhằm để bạn đọc hiểu hơn về bối cảnh ra đời bài thơ và tâm tư, suy nghĩ của một thế hệ thanh niên trong giai đoạn đầy khó khăn của đất nước. Nhiều tư liệu liên quan đến sự kiện bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” lần đầu tiên được công khai đến bạn đọc.

Sách dày 368 trang, khổ 14,5x20,5 cm, giá 39.000 đồng.

Mọi nhu cầu xin liên hệ: Nhà xuất bản Thông tấn-11 Trần Hưng Đạo, Hà Nội; Chi nhánh phía Nam: 120 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TP Hồ Chí Minh. 

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ tại Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ tại Bình Định

TPO - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025), lãnh đạo Trung ương và Bình Định đã đến dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, tưởng nhớ anh linh các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên viếng nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

TPO - Điểm lại những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, Bí thư Thành ủy TPHCM trân trọng ghi nhận những đóng góp của tác giả "Bài ca đất phương Nam": Ông là người đảng viên trung hiếu với Đảng, gắn bó với dân, một tấm gương sáng về nhân cách sống, bổn phận làm người, đạo đức cách mạng, được đồng chí, đồng đội, đồng bào kính phục, yêu quý.
Lễ hội tâm linh độc đáo xứ Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội tâm linh độc đáo xứ Huế đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TPO - Lễ hội điện Huệ Nam (hay còn gọi là điện Hòn Chén) mang đậm bản sắc văn hóa dân gian pha trộn với yếu tố cung đình Huế, được tổ chức tại điện Huệ Nam, phường Long Hồ (quận Phú Xuân, TP Huế). Lễ hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.