Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 1

Ngày 2/6, tàu KN290 cập cảng thị trấn Trường Sa, mang theo hơn 200 đại biểu Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" năm 2023 đến thăm hỏi, động viên quân dân huyện đảo tiền tiêu của đất nước. Trong số hơn 200 sinh viên, có lẽ bạn Nguyễn Thị Diệu Linh (sinh viên năm nhất trường ĐH Ðiều dưỡng Nam Ðịnh) mang nhiều cảm xúc hồi hộp, mong đợi hơn cả. Linh cùng các đại biểu vượt trùng khơi để gặp người bố thân yêu của mình là Đại úy Nguyễn Đức Anh hiện đang công tác tại Đảo Trường Sa lớn.

Tàu vừa cập cảng, Linh chạy vội đến ôm chầm lấy người bố đang đứng đợi sẵn dưới cảng khóc nấc mừng mừng, tủi tủi. Cuộc trùng phùng đặc biệt của cha và con gái giữa đảo Trường Sa mang đến thật nhiều cảm xúc cho mọi người. Dắt tay con gái đi dưới tán cây bàn vuông thăm nơi ở, làm việc của mình, trên khuôn mặt sạm đen vì nắng gió biển cả của Đại úy Nguyễn Đức Anh ngời lên nụ cười hạnh phúc.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 2

Anh cho biết, bản thân anh đi thường xuyên đi công tác xa nhà khi con gái còn nhỏ xíu, mỗi năm chỉ được về phép một lần. “Mỗi lần gọi điện thoại về nhà, tôi thường dặn con ở nhà chăm ngoan, nghe lời mẹ, ông bà, cố gắng học tập tốt, nếu có cơ hội thì ra Trường Sa thăm bố. Không ngờ lần này, con gái ra thăm bố thật”, anh Đức Anh vui mừng nói.

Với anh, đây là món ăn tinh thần lớn lao tiếp thêm động lực cho bản thân yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Từ hôm con gái bước chân lên tàu KN290 tham gia chuyến Hành trình, tôi thao thức mất ngủ mong ngóng được gặp con. Tôi tự hào vì con đã nỗ lực học tập rèn luyện tốt để được chọn tham gia chuyến Hành trình ý nghĩa để cha con được hội ngộ trên hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, anh Đức Anh nói.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 3

Nụ cười, nước mắt của Diệu Linh và bố trong ngày hội ngộ trên đảo Trường Sa lớn

Mang tặng con gái giỏ hoa do chính tay anh và các chiến sĩ trên đảo làm bằng vỏ ốc của Trường Sa, Đại úy Nguyễn Đức Anh dặn dò con gái: “Con hãy nói với mẹ yên tâm. Bố ở đây khỏe. Mẹ con hãy làm hậu phương vững chắc cho bố yên tâm công tác nhé”. Xúc động cầm món quà của bố, Diệu Linh nói: “Con tự hào về bố!”. Linh cũng mang các món quà từ quê hương ra cho bố, trong đó có 2 chiếc mũ phớt bố yêu thích nhất.

Diệu Linh chia sẻ, để được tham gia chuyến Hành trình ý nghĩa này ra thăm bố là cả một quá trình nỗ lực chăm chỉ của bản thân. Linh xuất sắc đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp trường, hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Sinh viên trường, Chi hội trưởng chi hội sinh viên lớp đại học chính quy 18B, lớp trưởng lớp 18.1 trường ĐH Điều dưỡng Nam Định. Linh có năng khiếu và niềm đam mê đặc biệt với hội họa và thường tình nguyện vẽ tranh tại các trường mầm non, bệnh viện phục vụ các em thiếu nhi.

Khi nhận được tin, mình đã xúc động, vui mừng đến bật khóc và gọi ngay cho bố đang công tác ở Trường Sa để báo tin”, Linh kể.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 4

Trung tá Nguyễn Thiên Hòa - Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân chia sẻ, việc đồng chí Nguyễn Đức Anh có con gái đi cùng chuyến Hành trình ra thăm đảo thăm bố là một việc làm rất ý nghĩa. “Chúng tôi tạo điều kiện cho bố con anh Đức Anh gặp gỡ, hàn huyên, trao đổi tâm tư, tình cảm với nhau. Nếu như những năm tiếp theo có những nội dung như thế này thì tôi nghĩ đó là nguồn cổ vũ vô cùng to lớn tiếp thêm nghị lực cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo vững chắc tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, Trung tá Nguyễn Thiên Hòa nói.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 5

Tham gia chuyến Hành trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2023, Nguyễn Ngọc Quang - Nghiên cứu sinh tiến sĩ năm cuối chuyên ngành Hóa học môi trường tại ĐH Hanyang (Seoul, Hàn Quốc) còn đảm nhận thêm nhiệm vụ cao cả mà mẹ anh giao phó tại đảo Đá Tây A (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà).

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 6

Quang chia sẻ, cách đây 3 năm, mẹ anh - một nhà khoa học tại Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga cùng các đồng nghiệp có chuyến công tác tại đảo Đá Tây A, triển khai dự án: Hệ thống nhà vệ sinh năng lượng mặt trời sử dụng nước biển. Đây là dự án nhà vệ sinh năng lượng mặt trời đầu tiên có hệ thống xử lý nước thải, với 4 bể chứa và có nhà vệ sinh riêng cho nam, nữ tại Trường Sa. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, bà và các đồng nghiệp vẫn chưa có cơ hội trở lại đây để nghiệm thu trực tiếp. Điều đặc biệt, Quang cũng đóng góp công sức của mình vào hệ thống nhà vệ sinh này bằng dự án biến nước mặn thành nước ngọt. Dự án từng đoạt giải Nhì cuộc thi Ý tưởng biển đảo, năm 2020.

Khi đặt chân đến đảo Đá Tây A, Ngọc Quang mang theo tài liệu đo đạc, dụng cụ quan trắc để kiểm tra chất lượng của công trình. Sau khi đo đạc và tỷ mẩn chụp lại từng góc công trình đầy tâm huyết của mình và mẹ tại đảo. Quang vỡ òa hạnh phúc vì quá trình nghiệm thu cho những kết quả rất khả quan: Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải, bao gồm cả pin năng lượng mặt trời vẫn hoạt động tốt trước điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao, anh còn có được cho mình những số liệu, thống kê cần thiết để phát triển ý tưởng biến nước mặn thành nước ngọt sử dụng vật liệu hấp thụ bốc hơi nhờ ánh sáng mặt trời đã nhiều năm theo đuổi.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 7

Quang chụp ảnh, ghi hình, ghi nhanh những dòng báo cáo nghiệm thu, phác thảo phương án bảo trì… vào chiếc điện thoại trên tay để gửi về cho mẹ xem để tiếp tục có thêm nhiều giải pháp phát triển hệ thống nhà vệ sinh này phục vụ quân dân trên đảo.

Ngọc Quang chia sẻ: “Là một du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, đặc biệt lần đầu tiên được đặt chân lên đảo Đá Tây A thấy tự hào, vinh dự vì đã nhìn thấy được công trình của hai mẹ con đã làm cách đây 3 năm đang được duy trì sử dụng hiệu quả trên hòn đảo thân yêu của Tổ quốc. Đây là động lực lớn lao mang đến cho tôi bầu nhiệt huyết mãnh liệt để tôi có thể cống hiến nhiều hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và có thêm nhiều hoạt động hướng về biển đảo quê hương”. Quang cho biết, sẽ nỗ lực hơn nữa trong nghiên cứu khoa học để cùng với mẹ triển khai thêm nhiều dự án thiết thực tại Trường Sa trong một tương lai không xa.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 8

Ngọc Quang cho rằng, Hành trình Sinh viên với biển đảo tổ quốc là một chương trình rất ý nghĩa mang nhiều cảm xúc cho Quang cũng như các bạn sinh viên. Vì thế, sau khi trở về đất liền, trở lại đất nước Hàn Quốc học tập, Ngọc Quang sẽ lan tỏa trong cộng đồng du học sinh tình yêu biển đảo Tổ quốc và kêu gọi các bạn sinh viên hãy nỗ lực nhiều hơn trong học tập, rèn luyện để có thể trở thành đại biểu tham gia những chuyến hành trình ý nghĩa như thế này.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 9
Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 10

Trong Hành trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” năm 2023 có sự đồng hành của Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình với nhiều sự giao lưu, trao đổi đầy tình cảm, tâm huyết với sinh viên trong suốt hành trình. Đây là chuyến đi thứ 4 của ông đến với Trường Sa. Mặc dù bộn bề công việc nhưng khi nhận được lời mời của T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam ông đã đồng ý ngay, vì mong muốn đồng hành cùng các bạn sinh viên – những người trẻ trung, sôi nổi, tràn đầy năng lượng và khả năng sáng tạo.

Trong đêm thứ 2 của chuyến Hành trình, một hoạt động giáo dục đặc biệt diễn ra trên con tàu KN290, đó là buổi nói chuyện chuyên đề: “Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới” do PGS.TS Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư dẫn dắt.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 11
Ông Lê Hải Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nói chuyện với sinh viên trên tàu KN290

Trên con tàu KN290 đang rẽ sóng hướng mũi thẳng tiến về Trường Sa thân yêu, dưới trời sao, gió lộng, với bốn bề sóng nước mênh mông, dưới lời kể của Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình, truyền thống lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc hiện lên như một thước phim quay chậm, vừa hào hùng, vừa tự hào, xúc động.

Ông Lê Hải Bình đã truyền đến các bạn sinh viên dòng cảm xúc mãnh liệt về tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc và động lực khát khao cống hiến nhiều hơn cho biển đảo Tổ quốc.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 12

Tại buổi nói chuyện, Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Lê Hải Bình bày tỏ niềm tin rất lớn vào sinh viên và thanh niên với bầu nhiệt huyết trẻ trung, sôi nổi và khả năng sáng tạo không ngừng. Ông cho rằng, đất nước muốn phát triển phải nhờ vào tri thức, khoa học công nghệ. Hơn 2 triệu sinh viên là lực lượng mang tính mũi khoan, xung kích, đột phá để đưa đất nước phát triển. Ông mong muốn, những cảm nhận, cảm xúc của các bạn tại buổi nói chuyện và trong suốt Hành trình Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc sẽ được lan tỏa rộng rãi, và mỗi bạn trẻ hãy hành động bằng nỗ lực học tập, rèn luyện có ước mơ, hoài bão phát triển bản thân để cống hiến cho đất nước.

Trung tá Nguyễn Thiên Hòa - Phó Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cho biết, năm 2023, đảo Trường Sa đón các đoàn ra công tác ở đây, trong đó, đoàn công tác số 17 của Hành trình “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” năm 2023 mang dấu ấn nổi bật nhất. “Với sự sôi nổi, trẻ trung của sinh viên, đoàn hành trình mang đến luồng sinh khí mới, khí thế mới, sức trẻ, nhiệt huyết cho đoàn viên, thanh niên đảo Trường Sa nói riêng và quân dân toàn quần đảo Trường Sa nói chung. Tôi tin, qua đoàn công tác, 100% đoàn viên, thanh niên trên toàn đảo được giao lưu, tiếp xúc, học hỏi nhiều điều bổ ích để vững chắc tay súng bảo vệ biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”, Trung tá Nguyễn Thiên Hòa nói.

Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 13
Một thập kỷ hành trình sinh viên khẳng định chủ quyền biển đảo: Tiếp bước cha mẹ ảnh 14
Tin liên quan