Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, hạt và rễ quất vị chua cay, tính ấm. Các bộ phận của cây quất như: quả, lá, rễ, hạt, vỏ quất…đều được sử dụng để làm thuốc.
Từ trái quất nhỏ bé người ta cũng có thể dùng để làm gia vị cho món ăn hoặc làm thành thứ nước giải khát rất hấp dẫn trong những ngày nắng nóng.
Bài thuốc hay từ trái quất
1. Chữa ho, viêm họng, khàn tiếng
Nguyên liệu:
- Quả quất 500g
- Đường phèn 330g
- Lọ thủy tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau thật khô
Cách làm:
- Quất rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước sau đó cắt làm đôi, bỏ hết hạt rồi cho vào nồi, cho đường phèn vào chung với quất rồi để lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 45 phút là được.
- Sau đó để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín lại, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát trong nhà dùng dần.
- Nếu bị ho hay viêm họng, khan tiếng, bạn có thể ngậm vài miếng quất chưng, nước cốt có thể pha làm nước uống giải khát dạng nóng hay lạnh đều ngon.
2. Chữa đau họng, đau răng
Nguyên liệu: Quả quất: 500g.
Cách làm: Quả quất thái thành nhiều lát nhỏ sau đó mang phơi khô rồi đem quất đã phơi khô cho vào lọ thủy tinh đậy kín để từ 1 tháng trở lên.
Cách dùng: Dùng 25g nước cốt quất hòa với nước ấm. Chia lượng nước trên thành 2-3 lần dùng để uống trong ngày.
3. Chữa bụng đầy trướng, đại tiện khó khăn
Nguyên liệu: Quả quất: 50g.
Cách làm: Cho quất vào nồi để sắc từ 20 đến 30 phút (cho nhỏ lửa)
Cách dùng: Dùng hỗn hợp đã sắc được để uống trong ngày.
4. Chữa đau dạ dày, nấc, ợ hơi, chán ăn
Nguyên liệu:
- Quả quất: 500g.
- Đường kính trắng.
Cách làm: Thái quất thành nhiều lát nhỏ sau đó trộn chung với 500g đường trắng. Cho hỗn hợp đường, quất vào lọ kín trong 2 tuần.
Cách dùng: Hòa 25g nước quất cốt với nước ấm, chia hỗn hợp nước để uống thành nhiều lần trong ngày.
5. Chữa chán ăn, đầy bụng, khó tiêu
Nguyên liệu:
- Quả quất: 100g.
- Rượu trắng: 500ml.
Cách làm: Ngâm quất trong 500 ml rượu trắng, thời gian ngâm ít nhất là 2 tuần.
Cách dùng: Dùng từ 15-20 ml/1 lần rượu quất trước mỗi bữa ăn. Dùng liên tục trong nhiều ngày.
6. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
Nguyên liệu:
- Rễ quất 30g.
- Dạ dày lợn 150g.
- Rượu trắng.
- Hành hoa.
- Gia vị, bột nêm…
Cách làm:
- Rễ quất, dạ dày, hành hoa rửa sạch. Dạ dày thái miếng, hành hoa thái khúc.
- Cho tất cả các loại trên vào nồi. Cho nước, rượu sau đó hầm chín.
Cách dùng: Dùng để ăn trong ngày, một tuần ăn 2 đến 3 lần và duy trì ăn trong vài tháng .
7. Chữa tiểu rắt, nước tiểu lẫn máu
Nguyên liệu:
- Rễ quất: 30g.
- Đường phèn 15g.
Cách làm:
- Rửa sạch rễ quất sau đó để ráo nước sau đó trộn rễ quất với đường phèn.
- Cho hỗn hợp rễ quất và đường phèn sắc với nước.
Cách dùng: Dùng nước đã sắc để uống trong ngày. Uống từ 1 đến 2 tuần bệnh sẽ giảm.
8. Chữa sa tử cung
Nguyên liệu:
- Rễ quất 90g.
- Hoàng tinh sống 30g.
- Rễ tiểu hồi hương 60g.
- Dạ dày lợn 1 cái.
- Rượu trắng.
Cách làm:
- Rửa sạch rễ quất, hoàng tinh, dạ dày lợn..
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi hầm (cho một nửa lượng nước và một nửa lượng rượu).
Cách dùng: Chia thành 2 phần để ăn trong ngày. Ăn trong một tuần (cách ngày một lần) bệnh sẽ thuyên giảm.
Món ngon từ trái quất
1. Quất ngâm muối
Nguyên liệu:
– 300g quả quất
– Muối hột hoặc muối bọt
– Lọ thủy tinh có nắp đậy kín
– Cam thảo (tùy ý thích)
Cách làm:
– Quả quất rửa sạch, ngắt bỏ cuống, dùng kim nhọn đâm lên bề mặt quả quất, đâm khoảng 10 lần, để vỏ quất ra bớt hết chất the, rửa lại cho thật sạch.
- Pha hai thìa canh muối và một bát con nước lọc, thả quất vào ngâm khoảng từ 1 -2 tiếng.
- Sau đó đổ nước muối đi, để quất lên rổ cho ráo nước. Quất phải thật ráo thì khi ngâm sẽ không bị nổi mốc.
– Lọ thủy tinh rửa sạch, phơi nắng cho thật khô.
- Xếp vào đáy lọ một lớp muối, rồi đến một lớp quất phủ đầy muối lên lớp quất, rồi làm tiếp một lớp quất khác, rồi đến một lớp muối, làm cho hết muối và quất. Nếu muốn thơm bạn có thể trộn cam thảo với muối.
- Phía bên trên mặt quất đổ một lớp muối dày khoảng 2 cm. Đậy kín nắp, phơi ngoài nắng từ 3 đến 4 tuần, quất và muối sẽ dậy nước, bạn dùng bát sứ hay thanh tre mỏng, để lọt miệng lọ thủy tinh, dằn lên mặt quất để khi quất dậy nước sẽ không bị nổi lên mặt muối và giữ được lâu không bị mốc. Thời gian ngâm càng lâu quất càng ngon.
- Khi dùng, bạn dằm nát nguyên vài quả quất vào cốc, bỏ hạt, thêm đường, khuấy cho tan, pha thêm nước lọc, và vài viên đá lạnh là bạn đã có ly quất ngâm muối thơm ngon.
Nguyên liệu:
- 1 túi trà lọc
- 1/2 cốc sữa tươi
- 1 trái quất
- 2 thìa cà phê đường trắng
Cách làm:
- Cho trà vào 1/2 cốc nước sôi, hãm trà tùy theo độ đậm nhạt mà bạn thích.
- Quất vắt lấy nước.
- Hòa tan sữa với đường, cho trà và nước quất vào bình lắc đều tạo bọt.
- Rót ra ly, trang trí. Bạn có thể uống nóng hoặc lạnh tùy thích.
3. Sắn dây quất:
Nguyên liệu:
- 2 thìa cafe bột sắn dây,
- 4 quả quất
- 4 thìa cà phê đường,
- Đá viên.
Cách làm:
- Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch 2 quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều.
- Đường tán nhuyễn, cho vào hỗn hợp trên quấy liên tục đến khi tất cả đều hoà tan. Lấy thêm một quả quất, thái thành những lát thật mỏng. Quả quất còn lại tỉa múi.
- Cho nước bột sắn ra ly đá, cho vài lát quất vào. Gắn quả quất tỉa trên miệng ly cho thêm điệu. Bột sắn dây rất dễ đặc lại, vì thế khi uống nhớ quấy liên tục để bột sắn hoà tan, uống mới ngon.
Ngày Tết, dường như nhà nào cũng trưng cây quất trong nhà làm cảnh cho thêm không khí xuân. Qua mấy ngày Tết các bạn có thể dùng quả quất để làm những món ngon hoặc bài thuốc để phòng trong những lúc thay đổi thời tiết cơ thể nhiễm bệnh nhé!
Post by Báo Tiền Phong.