Mẹ cứ đùa!

Mẹ cứ đùa!
TP - Nhân ngày 20/11 Kẹo Cu Đơ xin hầu bạn đọc câu chuyện thật như bịa này.

Con: Hôm qua con vô tình đọc báo…

Mẹ: Rất tốt con yêu! Thỉnh thoảng con cần đọc báo để hiểu thêm chuyện gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Vậy con đã chọn đọc báo gì để hợp với trình độ tiểu học của con?

Con: Con lướt mạng và tình cờ đọc Infonet…

Mẹ: Sao con không chọn ngay từ khóa là Mực tím, Nhi đồng, Măng non? Thôi, con lỡ đọc rồi, con thấy sao?

Con: Con ấm ức lắm!

Mẹ: Chết thật! Điều gì làm con ấm ức?

Con: Mẹ có công nhận là mấy năm tiểu học môn Tiếng Việt con luôn trên chín phẩy. Trong lớp tụi con luôn có diễn đàn tranh luận với thi hùng biện. Các bạn con trả lời đâu ra đấy. Cô giáo thường khen các bạn lớp con là tư duy trong sáng, khúc chiết, logic…

Mẹ: Điều đấy thì mỗi kì họp phụ huynh mẹ đều được nghe cô biểu dương cả rồi. Thế có điều gì không ổn, khiến con ấm ức tức tưởi?

Con: Khi con gõ từ khóa “tiểu học” tìm kiếm trên báo này thì thấy có bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết. Bác ấy bảo rằng: “Dân bình luận nhiều Bộ trưởng trả lời như học sinh tiểu học”. Ban đầu con thích lắm, nghĩ học sinh tiểu học được đề cao, nhưng đọc hết bài trả lời phỏng vấn đó, con thấy học sinh tiểu học bọn con bị tổn thương…

Mẹ: Cụ thể là sao con yêu?

Con: Trong bài trả lời, bác í bảo, nhiều bộ trưởng loanh quanh, lòng vòng, không hiểu câu hỏi, trả lời thụ động rồi dẫn lời so sánh với tụi con. Các bạn trong lớp con đâu đến nỗi vậy!

Mẹ: À, ừ! Nếu có dịp mẹ sẽ trao đổi lại với bác Thuyết. Nhưng lỡ bác Thuyết dẫn lời bình luận đấy là đúng thì tố chất tiểu học cũng là cơ hội để sau này biết đâu làm bộ trưởng…

Con: Mẹ! Con nói nghiêm túc, mẹ lại cứ đùa…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.