Mây xà cừ ở vùng cực nguy hiểm ra sao?

Những đám mây xà cừ phía trên bầu trời Na Uy. Ảnh: Truls Melbye Tiller.
Những đám mây xà cừ phía trên bầu trời Na Uy. Ảnh: Truls Melbye Tiller.
Bầu trời đen thẫm của vùng cực trong mùa đông không chỉ là phông nền cho những dải sáng bắc cực quang mà còn là nơi hiện diện của một hiện tượng thiên nhiên không kém phần đặc biệt mang tên mây xà cừ.

Theo IFL Science, mây xà cừ hình thành tại tầng bình lưu vùng cực vào mùa đông, ở độ cao 15.000 - 25.000 m. Do mây xà cừ nằm cao hơn những đám mây thông thường, không khí bao quanh chúng rất lạnh, thường xuống đến -85°C.

Mây xà cừ tạo thành từ những hạt nhỏ đóng băng và vị trí trên cao giúp chúng có thể tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Khi chạm đến các hạt, ánh sáng bị khúc xạ, chia thành nhiều dải màu rực rỡ, như trong các bức ảnh chụp hôm 16/12 của nhiếp ảnh gia Truls Melbye Tiller ở Tromsø, Na Uy.

Tuy nhiên, những đám mây này góp phần không nhỏ phá hủy tầng ozone. Chúng cung cấp bề mặt loại bỏ axit nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ, đồng thời hỗ trợ phản ứng sinh ra clo hoạt hóa, chất xúc tác dẫn đến lỗ hổng tầng ozone.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG