Mặt nạ Việt mang phong cách Ý

Đoạn trích trong video art
Đoạn trích trong video art
TP - Với những chất liệu truyền thống Việt Nam như chổi, tre, hạt đỗ, rơm... nghệ sỹ thị giác Nguyễn Thùy Trang đã tạo nên những chiếc mặt nạ đầy tính nghệ thuật mang phong cách Ý và thu hút người xem đến với triển lãm của cô tại Casa Italia, Trung tâm Văn hóa và Thương hiệu Ý, 18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội từ ngày 13/6.

Những hạt đỗ đen được đính phía trên cùng mặt nạ, tạo cảm giác như vòng cườm hạt huyền được đính lên mái tóc. Có những chiếc mặt nạ được đính bằng toàn hạt đỗ đen, chỉ hở ra mỗi đôi mắt và cái mũi. Hay những hạt đỗ tương đính viền xung quanh chiếc mặt nạ hình cánh chuồn, còn hạt đậu đỏ đính thành vòng tròn tạo hình khuôn miệng khá ấn tượng. Rõ ràng, những chiếc mặt nạ được sáng tạo theo các phong cách mặt nạ của vùng Venice, miền bắc nước Ý, nhưng ta vẫn thấy nó có nét gì đó tương đồng với những chiếc mặt nạ của Việt Nam. 

Theo truyền thống của vùng Venice, chính người dân nơi đây đã khởi xướng lễ hội Carnival với nghi thức hóa trang đeo mặt nạ, là một trong những cách khiến cho các đẳng cấp xã hội biến mất, khi đeo mặt nạ mọi người đều cảm thấy bình đẳng như nhau. 

Còn khi tạo dựng những chiếc mặt nạ này, Thùy Trang quan niệm: “ Chiếc mặt nạ như một vũ khí bảo vệ, ngăn chặn không cho người khác nhìn thấy những gì ẩn giấu bên trong, là sợi dây liên kết giữa sự thật và dối trá. Vì sao họ lại muốn đeo mặt nạ? Vì muốn giấu kín con người, thân phận bên trong? Hay vì muốn sự bình đẳng trong xã hội.”

Mặt nạ Việt mang phong cách Ý ảnh 1
Mặt nạ Việt mang phong cách Ý ảnh 2
Mặt nạ Việt mang phong cách Ý ảnh 3 Những chiếc mặt nạ

Để giải đáp cho những thắc mắc đó, Thùy Trang còn thực hiện một video art, trong đó cô mời 6 người không quen biết nhau, với những ngành nghề, công việc khác nhau. Họ dùng 6 chiếc mặt nạ trên cải trang để tham dự một lễ hội Carnival do chính họ tạo ra để xem mối liên hệ diễn biến ra sao giữa chiếc mặt nạ và con người, giữa người và người. Lễ hội Carnival chính là trò chơi hoá trang, là ranh giới giữa sân khấu và đời thực. Thế giới của những ám thị, mở mà khép. 

Thật ngạc nhiên, khi những người không hề quen biết nhau, chưa biết mặt nhau, cảm giác ban đầu khi tiếp xúc thường là sợ sệt, e dè và không muốn gần gũi. Thế nhưng, qua những hoạt động tương tác, họ hiểu nhau hơn và thân thiện với nhau hơn. Hóa ra, đôi khi sự không biết gì về nhau lại là một cách tiếp cận khá thú vị, giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân, điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người.

Nguyễn Thùy Trang sinh năm 1988 tại Hà Nội, cô tốt nghiệp trường Ecole superieure des Beaux-Arts d’Angers - Pháp, chuyên ngành Art - Media và Textile - Tapisserie năm 2012. Trước đó, Trang theo học tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Thùy Trang được biết đến là người sáng lập và giảng dạy tại Xưởng Nghệ Thuật Tí Toáy dành cho trẻ em.

Tại cuộc triển lãm lần này, có một số khán giả nhí tới xem. Đó chính là các học trò của cô giáo Trang, người đã truyền cảm hứng nghệ thuật cho các em, giống như cái tên Tí Toáy cô đặt tên cho xưởng nghệ thuật của mình. 

MỚI - NÓNG
68 quân nhân Việt Nam sẽ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
68 quân nhân Việt Nam sẽ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
TPO - Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng 9/5, đánh dấu chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước quân phát xít trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025), 68 quân nhân Trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Mátxcơva, Liên bang Nga.
Quảng Nam thông qua nội dung cơ bản đề án hợp nhất với Đà Nẵng
Quảng Nam thông qua nội dung cơ bản đề án hợp nhất với Đà Nẵng
TPO - Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII quyết nghị thông qua nội dung cơ bản các dự thảo Đề án hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; Đề án kết thúc hoạt động đảng bộ huyện, thị xã, thành phố sau khi không tổ chức cấp huyện; Đề án thành lập tổ chức đảng theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.