Mất một phần tai vì bị nhện cắn

Mất một phần tai vì bị nhện cắn
TPO - Sau khi bị nhện cắn, cô gái 22 tuổi người Hà Lan buộc phải cắt bỏ phần tai bị hoại tử và tái tạo một chiếc tai mới bằng sụn xương sườn cô.
Khi mới bị nhện cắn, tai người phụ nữ Hà Lan chuyển sang màu đen (ảnh trái). Nọc độc của nhện làm hoại tử một phần da và sụn của người phụ nữ (ảnh giữa) khiến các bác sĩ buộc phải cắt bỏ phần tai hỏng và tái tạo lại phần này bằng sụn xương sườn cô (ảnh phải)
Khi mới bị nhện cắn, tai người phụ nữ Hà Lan chuyển sang màu đen (ảnh trái). Nọc độc của nhện làm hoại tử một phần da và sụn của người phụ nữ (ảnh giữa) khiến các bác sĩ buộc phải cắt bỏ phần tai hỏng và tái tạo lại phần này bằng sụn xương sườn cô (ảnh phải).

Cô gái cho biết, mọi chuyện bắt đầu khi cô tới Ý du lịch. Một buổi sáng cô tỉnh dậy và thấy tai mình sưng tấy và đau đớn nhưng cô không hề biết mình bị nhện độc cắn.

Cô tới bệnh viện địa phương để được các bác sĩ thăm khám. Dù đã được dùng nhiều loại thuốc nhưng các triệu chứng bệnh không giảm. Khi cô về Hà Lan, một phần tai cô có hiện tượng hoại tử và chuyển sang màu đen.

Hoảng sợ, cô gái tìm đến bệnh viện và thực hiện nhiều xét nghiệm. Các bác sĩ phát hiện cô bị một con nhện độc Địa Trung Hải cắn và nọc độc của nó khiến da ở tai cô bị tổn thương nặng nề.

Tiến Sỹ Marike van Wijk - bác sỹ phẫu thuật cho biết, đây là lần đầu tiên ông gặp trường hợp nọc độc của nhện phá hủy da và sụn của bệnh nhân. Ông cùng ê-kíp của mình buộc phải cắt bỏ phần sụn và da đã hoại tử, sau đó sử dụng sụn ở sườn để thay thế.

Được biết, loại nhện này thường sống ở Địa Trung Hải, vùng Bắc Phi và giờ nó lan tới tận Châu Âu. Đây là loài nhện độc và chỉ tấn công khi có nguy hiểm. Vết cắn của nó có thể gây tử vong do suy thận.

Thông thường vết cắn của nhện chỉ là một vệt đỏ trên da sau đó phát triển dần gây đau nhức. Khi vết thương vỡ ra, nó có thể lan trên diện rộng gây hoạt tử da và các bộ phận khác. Phải mất nhiều tháng để chữa lành vết thương và nó sẽ để lại một vết sẹo sâu.

Theo Dịch
MỚI - NÓNG