Lý giải về kết cấu lạ chưa từng thấy trên đường vành đai 2 ở Hà Nội

Ống thép chéo này được thiết kế để chịu lực, chống đỡ cho cánh dầm.
Ống thép chéo này được thiết kế để chịu lực, chống đỡ cho cánh dầm.
TPO - Vành đai 2 trên cao Hà Nội đang dần hiện hình hài với kết cấu chưa từng xuất hiện tại Việt Nam: Từ trụ cầu có hàng ống sắt chống lên mặt cầu. Nhiều bạn đọc, trong đó có cả các kỹ sư xây dựng cũng tò mò, có những tranh luận khác nhau về tác dụng của loại kết cấu này.

Đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với Ngã Tư Sở với chiều dài gần 5,1km. Riêng Gói thầu XL-03 (đoạn từ Vọng đến Ngã Tư Sở) có tổng chiều dài khoảng 1,6km do nhà thầu liên danh Trung Nam E&C và Trung Chính thi công.

Lý giải về kết cấu lạ chưa từng thấy trên đường vành đai 2 ở Hà Nội ảnh 1 Những ống thép "lạ" xuất hiện trên tuyến đường vành đai khiến nhiều bạn đọc, chuyên gia xây dựng tò mò (ống thép trong hình khoanh tròn).

Ghi nhận của phóng viên, đoạn đường trên cao từ Vọng đến Ngã Tư Sở cơ bản hình thành. Tuy nhiên, những ngày qua, nhiều bạn đọc, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng công trình thắc mắc khi thấy những ống thép lớn xuất hiện nối từ cánh dầm vào lõi dầm có tác dụng như thế nào?

Lý giải về kết cấu lạ chưa từng thấy trên đường vành đai 2 ở Hà Nội ảnh 2 Ống thép chéo này được thiết kế để chịu lực, chống đỡ cho cánh dầm.

Ông Trần Văn Giầu, Giám đốc Ban Điều hành nhà thầu liên danh cho biết, đúng là tại dự án này áp dụng nhiều thiết kế, công nghệ thi công lần đấu áp dụng tại Việt Nam. "Quá trình thi công, nhiều cơ quan nghiên cứu, nhiều giảng viên đại học đã đến để tìm hiểu" - ông Giầu nói.

Cụ thể, theo ông Giầu, tại gói thầu này, đơn vị thi công sử dụng ứng dụng công nghệ MSS (Movable scaffolding sytem) hay còn gọi là công nghệ thi công bằng hệ đà giáo di động được sử dụng ở các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bê tông dầm được đổ trực tiếp, sử dụng đà giáo di động trượt trên mặt bằng chật hẹp, không chống xuống nền đất, không sử dụng mặt bằng phía dưới, lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.

Theo thiết kế, chiều rộng của tuyến đường này là 19m (bằng cầu Vĩnh Tuy), lõi dầm được đổ bê tông trực tiếp rộng 12m. Để mở rộng bản mặt cầu, mỗi bên phải đổ cánh dầm rộng thêm 3,35 m. Tại khu vực đường Trường Chinh có mặt bằng chật hẹp, nếu đổ bê tông ở trên sẽ rất xấu, không thể thiết kế mảnh, khó để dàn thiết diện bề mặt rộng. Vì thế, giải pháp nối cánh dầm bằng ống thép cường độ cao được đưa ra.

“Ống thép chéo này được thiết kế để chịu lực, chống đỡ cho cánh dầm. Ống thép nối với cánh dầm bằng hệ thống cốt thép chờ, chân tỳ vào lõi dầm đã đổ bê tông trước đó, kết nối bằng hệ thống bu lông. Ống thép D300 được lựa chọn bằng thép cường độ cao được sơn 5 lớp chống gỉ.  Cứ 3m đường được lắp 1 ống thép, mỗi thanh chống như vậy chịu lực lên tới 150 tấn”, ông Giầu cho hay.  

Lý giải về kết cấu lạ chưa từng thấy trên đường vành đai 2 ở Hà Nội ảnh 3 Ống thép D300 được lựa chọn bằng thép cường độ cao được sơn 5 lớp chống gỉ.  Cứ 3m đường được lắp 1 ống thép, mỗi thanh chống như vậy chịu lực lên tới 150 tấn.

Theo Giám đốc Ban điều hành Dự án, việc sử dụng thanh chống chịu lực là giải pháp ưu việt, an toàn tuyệt đối. Đơn vị thi công đã mời Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về các công trình xây dựng đánh giá và cho ý kiến. “Những dự án khác ở nước ta khi hoàn thành mới thử tải. Còn tại dự án này trong quá trình thi công Nhà đầu tư và các bên đã thống nhất thử nghiệm trước bằng cách đưa xe lên thử tải và kết cấu này đảm bảo an toàn. Ngoài ra, đơn vị thi công đã tăng cường các chi tiết để đảm bảo khả năng chịu lực, chống rung lắc”, ông Giầu cho biết .

Theo ông Giầu, với việc sử dụng công nghệ mới, đơn vị thi công chỉ mất 21 ngày thi công xong 1 dầm có chiều dài 45m (nhanh gấp đôi so với phương thức cũ). Dự kiến ngày 2/9/2020 sẽ thông xe đoạn từ Vọng – Ngã Tư Sở.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.