Lý do Ba Lan chi hơn 10 tỷ USD cho hệ thống tên lửa

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: AFP
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: AFP
TPO - Ba Lan sẵn sàng mua bốn hệ thống tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ, trị giá khoảng 10,5 tỷ USD, trong kế hoạch mở rộng quân đội để "đối phó với mối đe dọa từ Nga".

RT trích dẫn thông báo từ Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA), thuộc Lầu Năm Góc, hôm 17/11 cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Mỹ và Ban Lan.

Nếu việc mua bán hoàn tất, Ba Lan sẽ tham gia vào nhóm các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sở hữu hệ thống Patriot, gồm Mỹ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha và Hy Lạp.

Nhà thầu chính trong hợp đồng, Raytheon, tiết lộ, các hệ thống Patriot mà họ đã chế tạo cho 13 quốc gia có thể được vận hành cùng nhau trong chiến đấu.

Theo DSCA, thỏa thuận mới này sẽ cung cấp cho quốc gia đồng minh “các hệ thống hiện đại sẽ tăng cường khả năng tương tác với lực lượng Mỹ và tăng cường an ninh quốc gia”.

“Đề xuất mua bán này sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và các mục tiêu an ninh quốc gia của Mỹ, bằng cách cải thiện an ninh cho một đồng minh NATO đã và đang là lực lượng quan trọng để ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở châu Âu”, trích thông báo.

Hệ thống Patriot là một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa được thiết kế để bảo vệ máy bay, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình.

Ba Lan đã yêu cầu mua bốn bộ radar AN / MPQ-65, có thể theo dõi và tấn công hơn 100 mục tiêu tiềm năng ở phạm vi trên 100 km.

Thỏa thuận mua bán cũng bao gồm bốn trạm điều khiển tương tác, thiết bị di động kiểm soát toàn bộ hệ thống Patriot.

Quốc gia châu Âu này cũng yêu cầu 16 trạm phóng M903 có thể di chuyển, nhắm mục tiêu và phóng tên lửa, cũng như 208 tên lửa PAC-3 Missile Segment Enhancement (MSE) - được tăng tầm hoạt động, làm cho tên lửa tăng sức mạnh,khả năng hoạt động với động cơ tên lửa mạnh hơn, đầu nhọn và cánh đuôi to hơn.

DSCA đã thông báo cho Quốc hội về thỏa thuận mua bán hôm 14/11 để phê duyệt, vì liên quan đến công nghệ quân sự tiên tiến. Các nhà lập pháp Mỹ có 30 ngày để ngăn chặn thỏa thuận nếu không đồng ý.

Moscow nhiều lần lên án các hệ thống phòng thủ tên lửa mới trên đất liền ở Đông Âu, cũng như việc gia tăng sự hiện diện của các tàu NATO trên Biển Đen.

Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nga, Đại tá Aleksandr Emelyanov, cho hay, các hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ sản xuất trên thế giới đang “kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới" gây ra "mối đe dọa đối với nhân loại".

Theo Emelyanov, các hệ thống phòng thủ tên lửa là một phần trong kế hoạch "không kích toàn cầu nhanh chóng" của Washington, nhằm khởi động cuộc tấn công chống lại các lực lượng chiến lược Nga và Trung Quốc, và sau đó sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc trả đũa.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz phản bác rằng, Nga sẵn sàng chiến tranh, thì NATO cũng cần phải sẵn sàng.

“Bây giờ, Ba Lan sẽ có một quân đội thực sự có thể bảo vệ đất nước chống lại bất cứ sự xâm lược nào. Chúng tôi cam kết dành 2.5% GDP đầu tư vào an ninh quốc phòng và tăng gấp đôi quân đội lên tới 200.000 binh lính. Chỉ khi đó, chúng tôi mới có thể tự bảo vệ mình, cũng như giúp đỡ có hiệu quả các đồng minh của chúng tôi”, ông Macierewicz trả lời phỏng vấn tờ New York Observer hồi đầu tuần.

Hồi tháng Ba, ông Macierewicz từng bày tỏ hy vọng sẽ ký hợp đồng mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot “sớm nhất vào cuối năm nay".

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.