Đó là số liệu được TS. Trần Quang Tuyến (trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) và nhóm cộng sự đưa ra tại thảo khoa học với chủ đề ước tính tỷ suất sinh lợi cá nhân và chi phí đơn vị trong giáo dục ĐH Việt Nam do Viện nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức.
Ước tính mức sinh lợi cá nhân của việc đi học ĐH của sinh viên Việt Nam là một trong ba đề tài nghiên cứu nằm trong Đề tài cấp Bộ đã nêu trên do TS. Trần Quang Tuyến và các cộng sự triển khai.
Trình bày tại hội thảo, căn cứ theo các quy định phân loại ngành đào tạo hiện hành, TS. Trần Quang Tuyến và các cộng sự phân ra 10 nhóm ngành ĐH gồm: Đào tạo giáo viên, Nhân văn và Nghệ thuật; Khoa học xã hội; Khoa học tự nhiên; công nghệ và kỹ thuật; Nông nghiệp và thú y; Y dược; Dịch vụ các ngành; An ninh quốc phòng; Các lĩnh vực khác.
Kết quả phân tích thống kê mô tả từ mẫu điều tra lao động việc làm 2018 cho thấy, lương tháng trung bình của lao động theo ngành học thì ngành an ninh quốc phòng đang chiếm vị trí đầu bảng với mức lương 10.479.000đ/tháng/người.
Lương thấp nhất chính là nhóm ngành Nông nghiệp và thú y (6.478.000đ/tháng/người), nhóm ngành sư phạm thấp thứ 3. Nhóm ngành Y dược không thuộc nhóm ngành có lương cao.
Tuy nhiên, theo ông Tuyến, người lao động trong một số ngành như y dược có thể có thêm các thu nhập khác (ngoài tiền lương từ tổ chức) là khá cao và cuộc khảo sát có thể không đo lường được con số này.
Cũng trong nghiên cứu, phân tích kinh tế lượng của nhóm nghiên cứu của TS. Trần Quang Tuyến chỉ ra rằng thu nhập của người lao động tăng lên cao dần theo từng cấp học. Đặc biệt, kết quả so sánh mức lương cùng phân vị lương cho thấy những lao động có bằng cấp cao hơn có mức lương cao hơn nhóm có bằng cấp hơn ở mọi phân vị so sánh.