Lớp 2 học toán xác suất, thống kê: Đơn giản?

Nội dung xác suất, thống kê đã được dạy học trong chương trình hiện hành?
Nội dung xác suất, thống kê đã được dạy học trong chương trình hiện hành?
TPO - Theo các nhà quản lý giáo dục, lâu nay kiến thức thống kê, xác suất đã được lồng ghép trong các bài học của học sinh tiểu học. Trong chương trình mới, kiến thức nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tác giả đưa mức độ thông tin có vượt sức học sinh hay không.

Mới đây, PGS.TS Ngô Hoàng Long (ĐH Sư Phạm Hà Nội) thông tin, tới đây, trong chương trình GDPT mới, môn Toán bao gồm ba trụ cột kiến thức là: Đại số và giải tích; Hình học và Đo lường; Xác suất và Thống kê. Đặc biệt, thống và xác suất sẽ được đưa vào dạy học từ lớp 2 liên tiếp đến lớp 12.

Thông tin trong chương trình, SGK mới, xác suất, thống kê được đưa vào dạy học từ lớp 2 gây nhiều tranh cãi. Người cho là nặng nề, áp lực cho học sinh tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, học xác suất, thống kê sớm là phù hợp, trong chương trình hiện hành đã có những bài lẻ tẻ như vậy.

Bà Nguyễn Thị Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ (Hà Nội) chia sẻ, sau khi thấy có nhiều ý kiến tranh cãi, bà đã trao đổi với một số giáo viên và họ cho rằng, đưa nội dung này vào từ lớp 2 là phù hợp với xu thế. Điều quan trọng là đưa với mức độ như thế nào phù hợp với trình độ, nhận thức của học sinh lớp 2 đồng thời phải đảm bảo yếu tố hấp dẫn. Ví dụ như, tác giả thêm nội dung tư liệu mới mẻ.

Theo TS Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan, trong chương trình hiện hành, học sinh lớp 2 hiện đã có các bài tập liên quan đến thống kê như: Khối này có bao nhiêu học sinh, bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ…Tuy nhiên, những bài tập này ở dạng rời rạc, chưa thành từng mảng kiến thức.

Bà Huyền cho rằng, thực chất, trong chương trình cũ, dạy Toán cũng có yếu tố thống kê từ tiểu học. Những bài về biểu đồ, số trung bình cộng, dãy số, bảng số liệu…đó chính là thống kê.

Chương trình Toán Phần Lan ở trường của bà học sinh học thống kê từ lớp 1-2, tiếp nối với lớp 3-5. Mở chương trình chi tiết ra thấy tuần 16 lớp 1 là giới thiệu về các loại biểu đồ. Ở lớp 1-2, học sinh bắt đầu phát triển khả năng thu thập và lưu trữ thông tin về các chủ đề theo hứng thú. Các em cũng vẽ và giải thích dữ liệu qua các bảng, biểu đơn giản. Ví dụ như, học sinh đi đếm số dụng cụ, làm bảng thống kê sau đó so sánh các cột.

Ở lớp 3-5, học sinh thu thập dữ liệu một cách hệ thống trên các chủ đề mà các em hứng thú. Học sinh lưu trữ và trình bày dữ liệu dưới dạng bảng và biểu đồ. Trong số các thông số thống kê cơ bản, học sinh được giới thiệu về giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung vị. Học sinh làm quen với xác suất trong các tình huống hàng ngày bằng cách đưa ra nhận định xem một sự kiện chắc chắn có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra.

Với những nội dung như vậy, bà Huyền cho rằng học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận được. Những nội dung này có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc ứng dụng giải quyết các vấn đề trong đời sống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phương pháp dạy học của giáo viên.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.