Lợi nhuận của SCIC từ đâu ra?

Lợi nhuận của SCIC từ đâu ra?
Nếu không có con át chủ bài này, giá trị danh mục đầu tư của SCIC ở thời điểm hiện tại chỉ còn 1/3.

Lợi nhuận của SCIC từ đâu ra?

> Vinamilk chăm sóc sức khoẻ cho Người cao tuổi Khánh Hoà

> TGĐ Vinamilk lọt danh sách CEO xuất sắc châu Á

Nếu không có con át chủ bài này, giá trị danh mục đầu tư của SCIC ở thời điểm hiện tại chỉ còn 1/3.

Lợi nhuận của SCIC từ đâu ra? ảnh 1
 

“Siêu Tổng công ty”

Cuối tuần trước, xuất hiện trên mặt báo những thông tin tài chính “hoành tráng” của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Vốn chủ sở hữu của SCIC lên tới 27.700 tỷ, tức còn lớn hơn cả “khủng long” BIDV. Nếu không có mấy đợt bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược mới đây, có lẽ Vietcombank và Vietinbank cũng phải xếp sau SCIC.

SCIC có đại diện ngồi trong HĐQT của hàng loạt các “đại gia” trên sàn, từ Vinamilk, FPT, Vinaconex tới Bảo Minh, Vinare, Dabaco, Dược Hậu Giang.

Trong bối cảnh các tập đoàn, tổng công ty nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, kết quả kinh doanh của SCIC đáng được xem là “điểm sáng”. Lợi nhuận trước thuế 4.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 3.900 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước 22%.

Ấn tượng nhất là danh mục đầu tư của SCIC, giá trị sổ sách chỉ 14.000 tỷ nhưng giá trị thị trường tới 50.000 tỷ. Như vậy, có thể hiểu SCIC đang có tới 36.000 tỷ giá trị tài sản tăng thêm.

Bản thân SCIC tuyên bố, khoản chênh lệch 36.000 tỷ này là nhờ “hiệu quả đầu tư khá cao”.

Lợi nhuận của SCIC từ đâu ra? ảnh 2
 

Át chủ bài: Vinamilk

Tuy nhiên, nếu "soi" kỹ trong danh mục của SCIC, thì giá trị nhất là hơn 375 triệu cổ phiếu Vinamilk trị giá hơn 33.000 tỷ đồng tính theo giá đóng cửa vào ngày giao dịch cuối cùng của năm 2012.

Từ khi bắt đầu niêm yết, LNST của Vinamilk tăng gần 7 lần từ 660 tỷ năm 2006 lên tới 4.200 tỷ năm 2011. Năm 2012, theo một số nguồn tin, LNST của Vinamilk sẽ vượt 5.000 tỷ. Giá cổ phiếu (đã điều chỉnh) của VNM tăng 10 lần.

SCIC là cổ đông sáng lập của Vinamilk, nên nhiều khả năng giá trị sổ sách được ghi theo mệnh giá cổ phiếu. Kể từ khi quy định cổ tức bằng cổ phiếu sẽ không được ghi nhận vào doanh thu tài chính (không ảnh hưởng tới giá trị sổ sách) có hiệu lực vào năm 2010 đến nay, VNM đã hai lần chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 2:1, nên có thể tính được rằng giá trị sổ sách của Vinamilk mà SCIC ghi nhận là khoảng 1.669 tỷ đồng.

Như vậy, giá trị tăng thêm của riêng cổ phiếu Vinamilk trong danh mục của SCIC là gần 31.400 tỷ đồng, chiếm tới 87% thặng dư tài sản 36.000 tỷ của SCIC kể trên.

Năm 2012, Vinamilk trả 1.000 tỷ đồng cổ tức cho SCIC. Trong LNST 3.900 tỷ của SCIC, Vinamilk góp hơn một phần tư. Trong 2.100 tỷ cổ tức Vinamillk được chia từ các công ty con năm ngoái, Vinamilk góp non nửa.

Nếu "SCIC không Vinamilk"

Loại “bò sữa” Vinamilk, kết quả kinh doanh của SCIC sẽ kém ấn tượng đi nhiều. LNST giảm còn 2.900 tỷ đồng.

Khác biệt lớn nhất nằm ở danh mục đầu tư của SCIC. Nếu “Bò sữa” không còn, bức tranh đầu tư của SCIC trở nên khác hẳn.

Giá trị thị trường từ danh mục đầu tư chỉ còn gần 17.000 tỷ, bằng 1/3. Giá trị tăng thêm từ danh mục đầu tư còn hơn 4.600 tỷ, bằng 1/8. Khi so với giá trị sổ sách, giá trị thị trường danh mục đầu tư của một "SCIC không có Vinamilk” chỉ tăng hơn 37%, thay vì 257% nếu có Vinamilk.

Theo Cafef

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG