Giới quan sát nhắc tới sự hấp tấp của chính phủ Nhật Bản, khi quyết định đưa món quà này vào chi phí ngân sách năm nay. Điều này cho thấy Tokyo rất quan tâm tới tình hình các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku diễn ra những tháng gần đây, Nhật Bản tích cực thực hiện biện pháp tăng cường vị thế của mình tại khu vực.
Một đơn vị cảnh sát biển đặc biệt được thiết lập đáp ứng thường xuyên bảo vệ các đảo trên Biển Hoa Đông, được Bắc Kinh coi là lãnh thổ quốc gia bị lấn chiếm. Ngay trong năm tài chính này, Tokyo dự kiến mua cho đơn vị cảnh sát mới sáu tàu tuần tra có sức rẽ nước một ngàn tấn. Cũng trong vài tháng tới, hai tuần dương hạm lớn hiện có của Nhật Bản sẽ được nâng cấp.
Đồng thời, Nhật Bản không ngừng tìm kiếm đồng minh. Những bước tăng cường hợp tác với đồng minh truyền thống là Mỹ được kết hợp với sự phát triển quan hệ cùng các nước láng giềng, đặc biệt là những bên đang lo ngại trước tiềm năng hải quân lớn mạnh của Trung Quốc.
Hồi tháng 1-2013, nhân chuyến thăm Manila, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida ra sức nhấn mạnh những lợi ích chung của hai nước đối với vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, an ninh trên biển đã trở thành một trong những chủ đề trung tâm của các cuộc đàm phán Nhật Bản và Philippines cấp bộ trưởng ngoại giao.
Philippines cũng như một số quốc gia tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo trên Biển Đông, được Tokyo coi như một đồng minh ngẫu nhiên, - chuyên gia về Nhật Bản tại Viện nghiên cứu Viễn Đông ông Valery Kistanov cho biết ý kiến.
“Nhật Bản muốn thiết lập một hình thức liên minh với mục đích kiềm chế Trung Quốc ở Đông Á và sử dụng thực tế Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ không chỉ với Nhật Bản, mà cả Philippines, Việt Nam, Malaysia. Nhật Bản cho rằng họ có trách nhiệm giúp đỡ các nước này đối phó chiến lược lấn thế trên biển của Trung Quốc.”
Chuyên gia ghi nhận, sự hợp tác với Việt Nam gần đây cũng được Nhật Bản tăng cường. Giới truyền thông Nhật Bản đưa tin, Tokyo có kế hoạch hợp tác đào tạo đội ngũ tuần tra biển của Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác.
Như vậy, vùng biển Hoa Đông và Biển Đông trở thành đấu trường của các cuộc đối đầu. Điều này đặc biệt nguy hiểm bởi cho đến nay, chưa một ai trong các bên liên quan về tranh chấp lãnh thổ, đưa ra bất kỳ điều kiện cơ sở cho kế hoạch thương lượng tranh chấp. Tất cả đang tiến triển theo một kịch bản mang màu sắc "chiến tranh lạnh", trong đó mỗi bên tăng cường vị thế của mình và tích cực thâu tóm đồng minh.
Theo Voice of Russia