Họ sử dụng một chất tạo mầu gọi là indocyanine green (ICG). Chất này phát sáng ở dải gần với tia hồng ngoại. Chất mầu được đưa vào máu để thu hình ảnh và đó là chất vô hại với cơ thể con người.
Các chuyên gia đề xuất biến thẳng hợp chất đó thành laser để buộc nó chiếu sáng rõ hơn vì bản thân hợp chất đó không phát ra tia laser. Khi trộn với máu, chất đó liên kết với các protein trong máu làm tăng độ sáng. Nhưng khi thiếu máu thì hoàn toàn không có tác dụng.
Họ đưa hỗn hợp chất tạo mầu và máu vào một ống nhỏ hình trụ và chiếu sáng bằng tia laser thông thường thì thấy máu và hợp chất tạo mầu bắt đầu phát sáng. Mầu tích tụ lại ở các mạch máu mà ở các khối u thì có rất nhiều mạch máu. Thành thử, nhờ chiếu sáng mà nhận rất rõ khối u.
Nhà nghiên cứu Xudong Fan giải thích thêm rằng khi đưa chất tạo mầu vào máu rồi dùng tia laser thông thường chiếu vào da thì trên camera hồng ngoại sẽ thấy điểm sáng rõ - đó chính là vị trí của khối u ung thư.
Trong khi đó, theo Vademecum, Viện kỹ thuật vật lý Moskva và Viện vật lý thực nghiệm thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga lại giới thiệu loại dao laser gốm sứ độc đáo, cho phép hạn chế tổn thương đến mức thấp nhất khi tiến hành phẫu thuật, có nghĩa là rút ngắn đáng kể thời gian lành vết thương và giảm nguy cơ tai biến.
Các nhà khoa học tin rằng gốm sứ là vật liệu laser đầy triển vọng nhờ giá thành thấp và phổ cập. Hơn nữa thành phần hóa học của gốm sứ dễ thay đổi kéo theo việc thay đổi thuộc tính của laser.