Loài cua ‘khổng lồ’ có càng kẹp mạnh hơn sư tử cắn

Cua dừa là loài động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới.
Cua dừa là loài động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới.
TPO - Một cú kẹp của loài cua dừa với chiếc càng to ngoại cỡ mạnh tới 1.765 newton, trong khi một cú đớp của sư tử chỉ mạnh khoảng 1.315 newton.

Từng bị cua dừa kẹp tay và cảm thấy đau “như chết đi sống lại”, một nhà nghiên cứu sinh vật học có tên Shin-ichiro Oka (đến từ Motobu, Nhật Bản) đã quyết định dùng máy đo để xác định lực kẹp càng trái của loài cua có càng to ngoại cỡ, và nhận được một kết quả đáng kinh ngạc.

Theo Oka, loài cua dừa rất nhút nhát và không bao giờ tấn công người vô cơ. Tuy nhiên, một khi cua dừa đã ra đòn thì kẻ thù của chúng chỉ còn nước sống dở chết dở. Bởi lực kẹp của càng trái cua dừa mạnh tới 1.765 newton, cao hơn lực cắn của răng nanh sư tử (chỉ 1.315 newton) và nhỏ hơn một chút so với lực cắn của răng hàm sư tử (2.024 newton).

Loài cua ‘khổng lồ’ có càng kẹp mạnh hơn sư tử cắn ảnh 1

Thí nghiệm do lực kẹp của cua dừa. 

Vì lực kẹp sẽ tăng theo kích thước cơ thể, nên con cua dừa nào càng to thì lực kẹp của chúng sẽ càng mạnh. Đặc biệt, càng trái thường to hơn càng phải. Đã có không ít trường hợp người bị cua dừa cắp toạc thịt da, thậm chí nghiền nát cả ngón tay.

Cua dừa là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới với trọng lượng trung bình lên tới 4kg và sải chân dài tới 1m. Cua dừa chủ yếu ăn trái cây, các loại hạt, và phần lõi của cây đổ, nhưng cũng ăn cả xác động vật chết và một số loài động vật nhỏ như chuột. Loài cua này có mối liên quan đặc biệt đến cây dừa, vì chúng thường kiếm ăn bằng cách bổ vỏ dừa và ăn phần cùi bên trong.

Cua dừa có mặt chủ yếu tại các hòn đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Chúng không thể bơi, và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước khoảng một giờ đồng hồ.

Cua dừa giao phối trên đất liền, nhưng cua cái sẽ liều mạng ra biển để đẻ trứng. Sau khi trứng nở, cua dừa con sẽ quay về đất liền và sống đến hết đời. Tuổi thọ trung bình của cua dừa là khoảng 50 năm, cũng có trường hợp lên tới 100 năm.

Theo Theo Science News
MỚI - NÓNG