Trung Quốc nay đang đối mặt với tình huống tương tự, khi quân đội ngày càng hiện đại về công nghệ nhưng rất thiếu kinh nghiệm tác chiến. Tờ Business Insider đặt câu hỏi: Đâu sẽ là nơi Trung Quốc gặp phải con đèo Kasserine của chính họ?
Đối với quân đội Trung Quốc, đã 40 năm kể từ khi Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc (PLA) tham gia một cuộc chiến thực sự, và cuộc chiến đó họ nếm rất nhiều trái đắng.
Năm 1979, Trung Quốc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, một đất nước mới trải qua chiến tranh 4 năm trước đó. Khi quân đội Việt Nam phải đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc, họ đã có gần 40 năm kinh nghiệm chiến đấu. Và kết quả là Việt Nam hoàn toàn thắng thế. Quân Trung Quốc phải rời Việt Nam sau chỉ ba tuần với rất nhiều thương vong. Bài học lớn cho họ bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệm trận mạc của quân đội.
PLA ngày nay, theo tạp chí We are the mighty, rất khác so với đội quân xâm lược Việt Nam năm 1979. Trung Quốc này có các máy bay chiến đấu, tàu chiến và tên lửa đạn đạo liên lục địa tự chế tạo cùng nhiều loại vũ khí khác. Tuy nhiên, trong khi các công nghệ vũ khí mới được thử nghiệm, bản thân quân đội Trung Quốc lại chưa được thử sức qua cuộc chiến nào.
Trong khi đó, Mỹ đã kinh qua nhiều cuộc chiến và gần như không hề gián đoạn, từ chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991 và ít nhất là 18 năm trong cuộc chiến Afghanistan. Nhưng tất nhiên điều đó không có nghĩa là các hoạt động huấn luyện của Mỹ không có nhiều tác dụng mà trái lại.
Các đơn vị chiến đấu được huấn luyện trong điều kiện gần với chiến đấu thực tế càng nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu khi lâm trận thực sự, nhưng các loại hình huấn luyện vẫn giúp binh sỹ thu hái kinh nghiệm về vai trò của họ trên chiến trường.
Một khi Mỹ vẫn duy trì một đội quân “đương đầu” ở nhiều nơi trên thế giới, họ có điều kiện tốt hơn trong việc giảm thương vong trên chiến trường trong khi vẫn gây thương vong lớn cho đối thủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đội quân được huấn luyện tốt do một chỉ huy đầy kinh nghiệm trận mạc sẽ có số thương vong ít hơn rất nhiều khi chiến tranh nổ ra.