Lính hải quân sáng chế xe nạp đạn

Trung úy chuyên nghiệp Hoàng Văn Tuấn, đội Hỏa lực, Lữ đoàn 679 đang giới thiệu về mô hình xe nạp đạn, xe bệ phóng tên lửa
Trung úy chuyên nghiệp Hoàng Văn Tuấn, đội Hỏa lực, Lữ đoàn 679 đang giới thiệu về mô hình xe nạp đạn, xe bệ phóng tên lửa
Sản phẩm mô hình xe nạp đạn và xe bệ phóng tên lửa của trung úy chuyên nghiệp Hoàng Văn Tuấn, đội Hỏa lực thuộc Lữ đoàn 679 được đánh giá cao.

Ý tưởng xuất phát khi Lữ đoàn 679 phát động cuộc thi đua sáng kiến cải tiến mô hình học cụ, được Chi bộ phổ biến, đề xuất chế tạo mô hình xe nạp, xe bệ phóng phục vụ công tác huấn luyện của trung úy Tuấn được chấp nhận. Để thực hiện, một nhóm các sỹ quan có trình độ về khoa học kỹ thuật đã góp ý xây dựng mô hình để trung úy Tuấn triển khai. Quá trình làm khó khăn nhất là việc thiết kế chi tiết động cơ, không ít lần đã hàn vào lại phải tháo ra. Có những đêm 1, 2 giờ sáng trung úy Tuấn còn thức dậy cắt ghép lại mô hình.

Với thâm niên gần 20 năm làm trắc thủ, cùng với sự say mê, sáng tạo, trung úy Tuấn đã cần mẫn từ khâu tìm kiếm vật liệu, cắt gọt, cho tới tự tay hàn gắn… Chỉ trong 20 ngày, mô hình xe nạp đạn, xe bệ phóng tên lửa đã hoàn thiện, với thiết kế tỷ mỷ, cả 2 xe đều được tự động hóa bằng điều khiển không dây. Thành công của trung úy Tuấn nhận được sự nể phục của đồng đội.

Trung úy Nguyễn Đức Huấn, đội Hỏa lực cho biết: “Tính tỷ mỉ của đồng chí Tuấn chúng tôi cũng rất khâm phục, rất nể đồng chí làm xe giống như thật, không thiếu chi tiết nào. Kết quả đã tạo mô hình huấn luyện, cũng như để giới thiệu cho các đồng chí mới chưa nắm được khí tài trên xe. Các đồng chí mới về nhìn mô hình, nắm sơ qua được khí tài như thế, đến khi ra thực hành trên xe thực tế đảm bảo an toàn hơn”.

Mô hình xe nạp đạn và xe bệ phóng tên lửa của trung úy Hoàng Văn Tuấn được đội Hỏa lực và Lữ đoàn 679 đánh giá có ý nghĩa thiết thực cho công tác phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Đại úy Phạm Đức Cần, chính trị viên đội Hỏa lực cho biết: Trước đây, việc tổ chức huấn luyện các kíp trắc thủ chủ yếu bằng lý thuyết, sơ đồ. Do vậy khi tiếp cận, sử dụng vũ, khí tài trang bị thật trên thao trường, chiến sỹ còn bỡ ngỡ.

Lính hải quân sáng chế xe nạp đạn ảnh 1 Được học trước mô hình với cơ chế vận hành như thật, quá trình huấn luyện trên vũ khí khí tài thật của đội Hỏa lực, Lữ đoàn 679 hiệu quả hơn

Bây giờ khi mô hình hoàn thiện, quá trình học được sinh động hóa, các chiến sỹ được trực tiếp quan sát cấu tạo, được tìm hiểu về cơ chế vận hành của phương tiện, vũ khí. Qua mô hình được thấy tận mắt cơ chế khởi động động cơ, khởi động tên lửa, được tận tay thực hành tháo nạp đạn... Nhờ có những hình dung và thực hành những thao tác cơ bản đó nên đã rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả huấn luyện sỹ quan, chiến sỹ tiếp cận với vũ khí thật.

Thời gian tới, Lữ đoàn 679 sẽ tiếp tục cải tiến mô hình xe nạp đạn và xe bệ phóng này để phục vụ thiết thực hơn cho công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Cũng phải nói thêm rằng, trung úy Hoàng Văn Tuấn trước đây là học viên trường Trung cấp Hải quân, không được đào tạo bài bản về kỹ thuật, cơ khí.

Vậy nhưng, chính người lính ấy lại chế tạo thành công mô hình xe nạp đạn, xe bệ phóng tên lửa, qua đó cho thấy khả năng phát huy truyền thống hiệp đồng, sáng tạo, quyết thắng trong thực hiện nhiệm vụ của người lính Hải quân là không giới hạn.

Theo Nguyên Nhung
Theo VOV
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.