Lịch

Lịch
TP - Vua rút gươm xua đuổi rùa, rùa “bất ngờ” ngậm lấy gươm lặn mất tăm. Những hành vi rất “người đời” ghi lại sự tích hồ Hoàn Kiếm trên một tờ lịch đang khiến thiên hạ mạng xôn xao. 

Thanh gươm Thuận Thiên trên tay nhà vua không còn “tự bay đến” với Rùa thần, hoặc vua tự rút gươm trả lại sau lời thỉnh cầu của thiên sứ Long vương như không khí ảo huyền thần thoại trong nhiều dị bản vốn quen thuộc.

Đó là chuyện một tờ lịch. Hôm qua, hai bảo mẫu bạo hành trẻ em, mỗi người được tòa “tặng” cho 3 cuốn lịch, tính ra bằng ngàn tờ lịch. Đến giờ này, phẫn nộ thì ít, day dứt, xót xa thì nhiều.

Ở đây lỗi ứng xử thô bạo do thiếu kiềm chế, có thể bị ức chế dồn nén từ những nguyên nhân ngoại cảnh, dẫn đến hành vi bạo lực, chạm ngưỡng luật hình. Chưa hẳn gọi đó là tội ác, mà là tội lỗi. Nhưng giá đắt thì buộc phải trả.

Cũng hôm qua, một kỷ lục khốc liệt trong lịch sử tố tụng được ghi nhận: 30 người bị kêu án tử hình trong chỉ một phiên tòa xét xử đường dây buôn bán ma túy. Không còn là tờ lịch, cuốn lịch nữa, mà trả giá bằng hàng loạt đời người. Đây thì đúng thực là tội ác của những kẻ buôn bán thần chết, và gieo rắc cho xã hội những phận đời sống dở chết dở.

Con người sáng tạo ra lịch, được coi như là cách đắp con đê chắc chắn để điều hoà dòng chảy của thời gian. Nó cho con người cảm giác như đã “chế ngự”, phân chia đo đếm được một thứ mông lung diệu vợi mà đời người không thể nắm bắt được, cũng không thể cưỡng lại được, là thời gian.

Nhưng đó dường như cũng chỉ là sự mơ mộng, ảo tưởng. Vì dù được ghi dấu trưởng thành theo từng mốc thời gian đo bằng những tờ lịch, những niên đại, thập kỷ, thế kỷ, nhưng sự tiến hoá của con người không phải lúc nào cũng theo chiều hướng hoàn thiện hơn. Con người vẫn luôn phải trả giá cho những sai lầm, tội lỗi, tội ác hằng ngày.

Thế nên con người hiện đại vẫn luôn đi giữa những sự thật trần trụi và những huyền thoại, mộng tưởng.

Thực ra truyền thuyết về việc trả gươm thần còn nhiều dị bản. Có cả dị bản rùa “đớp” lấy gươm của vua mà bơi đi, vua sai tát cạn cả hồ để tìm mà không thấy...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.