Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất
13/11/2018 09:15
Sáng nay, tại trường đại học Văn Hiến, 613 Âu Cơ, quận Tân Phú, TPHCM, báo Tiền Phong tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà báo Lý Thành Tâm- Trưởng cơ quan đại diện Báo Tiền Phong tại TPHCM cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Sinh viên, học viên từ chính các trường ĐH, CĐ, TC là nguồn lực chính dồi dào cho sự phát triển của đất nước, song chất lượng lao động của chúng ta hiện nay đang ở mức thấp hơn các nước trong khu vực rất nhiều, dẫn đến khó cạnh tranh với lao động quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay…
“Nhiều sinh viên, cử nhân sau một thời gian bươn chải bỗng trở nên thất nghiệp hoặc thu nhập không đủ sống nên đã họ buộc phải tìm ngay một công việc nào đó để thay đổi và xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều người chọn để giải quyết nhu cầu có việc làm, kiếm thu nhập trước mắt”- ông Lý Thành Tâm cho hay.
13/11/2018 09:17
13/11/2018 09:27
PGS.TS Trần Văn Thiện, Hiệu trưởng trường ĐH Văn Hiến nhìn nhận trong những năm qua, Việt Nam ngày càng hội nhập một cách sâu rộng vào thị trường quốc tế, không chỉ về thị trường hàng hóa, vốn, đặc biệt là thị trường lao động.
Hiện nay, số lao động ở nước ta đang làm việc tại các quốc gia khác trên thế giới lên đến gần 500.000 lao động. Số lao động này mang về cho đất nước hàng năm trên dưới 2 tỷ USD.
“Thu nhập ngoại tệ mà quá trình hợp tác lao động này còn mang lại giá trị cực lớn về cơ hội huấn luyện đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, họ mang về cho nước ta tác phong công nghiệp thay đổi những thói quen cũ, kìm hãm sự phát triển của kinh tế” – TS Trần Văn Thiện cho biết.
13/11/2018 09:29
13/11/2018 09:29
Theo TS Thiện, cần tăng cường hình ảnh mối quan hệ giao lưu giữa Việt Nam với các quốc gia mà chúng ta cử người đến lao động, làm việc.
Trong thời gian tới, quá trình hội nhập sâu rộng giữa Việt Nam với các nước ASEAN ngày càng mở rộng, nhu cầu về số người lao động của Việt Nam ngày càng tăng lên. Đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ, mà phải nâng cao chất lượng lao động, giá trị xuất khẩu, nâng cao hình ảnh dân tộc, thương hiệu lao động, con người Việt Nam.
“Chúng ta phải cố gắng ngay từ bây giờ không ngừng nâng cao bằng mọi cách, mọi giải pháp, để gửi đi đội ngũ lao động có chất lượng đáp ứng được những thị trường khó tính; Tập trung tìm những giải pháp chủ yếu hướng đến đào tạo nghề nghiệp và giáo dục các thói quen, để lao động dễ dàng thích với công nghệ kỹ thuật cao, văn hóa của nước sở tại” – TS Thiện chia sẻ.
13/11/2018 09:32
13/11/2018 09:51
Bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin- Truyền thông Cục quản lý lao động cho biết, hiện nay có 4 thị trường lao động rất tiềm năng là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu. Trong đó đáng chú ý là thị trường Nhật Bản tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Nếu như 5 năm trước đây, mỗi năm Việt Nam chỉ có 5.000 lao động sang Nhật thì nay tăng rất cao, dù Nhật Bản là thị trường cực kỳ khó tính nhưng chúng ta vẫn đáp ứng được. Những thị trường khác ở châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Úc ngoài kỹ năng nghề nghiệp cao thì phải đáp ứng ngoại ngữ” – bà Vân nói.
13/11/2018 09:53
13/11/2018 09:58
13/11/2018 10:09
Theo bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn (Saigon Inserco), có những ngành công ty tự đào tạo nghề, kỹ thuật, mua máy móc về dạy cho học viên. Những năm qua Nhật Bản hạ chỉ tiêu từ đại học xuống cao đẳng khi chọn kỹ sư, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động.
“Công ty còn liên kết các trường, các em có hoàn cảnh khó khăn có chính sách hỗ trợ vốn vay để có cơ hội làm việc tại Nhật Bản. Ngoài ra, chúng tôi còn đào tạo, hỗ trợ các em xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, công việc này rất dễ nhưng phải có nghị lực, thu nhập rất cao, tới 40 triệu đồng mà chưa kể nhiều quyền lợi khác như kết hôn với người bản xứ, được đưa gia đình sang thăm” – bà Cúc chia sẻ.
Bà Cúc cho rằng, thị trường Nhật Bản có nhiều cơ hội cũng cũng như tiềm năng, được nhiều người lao động chọn lựa khi đi xuất khẩu. Lý do, Nhật Bản tôn trọng người lao động, giúp nâng cao tay nghề và nhận thức hơn cho người lao động. Nhiều bạn sau khi về nước mở cơ sở kinh doanh theo mô hình học hỏi từ người Nhật. Trở về là không sợ thất nghiệp, lý do các bạn giỏi tiếng Nhật, chọn công việc Nhật Bản hay trong nước, nếu có chuyên môn thì làm ở Nhật, còn các bạn nữ thì làm giáo viên cho các trường, làm công phiên dịch.
Hiện nay Nhật Bản tài trợ 70% vốn ODA cho Việt Nam, lương các bạn khi về Việt Nam xin việc sẽ cao hơn trong nước 30%. Đào tạo Nhật Bản rất an tâm, họ không bao giờ lợi dụng hay trễ lương, mỗi người có 1 phòng sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, liên lạc gia đình mỗi ngày, các chế độ phúc lợi rất tốt, khi trở về rất chín chắn, trau dồi tương lai rất tốt.
13/11/2018 10:28
Tại hội thảo, ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng vụ đào tạo thường xuyên, Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp nhìn nhận: “Các em học sinh, sinh viên rất cần thông tin, các doanh nghiệp rất muốn chia sẻ thông tin, các trường cũng muốn có thông tin chia sẻ cho các em ngay từ đầu khóa học. Từ đó doanh nghiệp có lao động gửi đi, nhà trường có cơ hội đào tạo sinh viên, sinh viên hiểu rõ hơn về ngành học, nghề học, có cơ hội học tập”
Thời gian qua, Tổng Cục giáo dục nghề nghiệp cùng với các cơ quan liên quan đã triển khai 1 chuỗi các hoạt động nhằm mục đích gắn kết các trường đào tạo và doanh nghiệp. Mô hình Tổ chức triển khai các mô hình gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo. Trong đó nêu cụ thể trách nhiệm của nhà trường, của doanh nghiệp sẽ được xem là một giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Thực trạng cho thấy hiện tại, có một số địa phương rất chủ động, quan tâm đến các vấn đề xuất khẩu lao động cho lao động địa phương mình. Có thể thấy, từ 40-50 năm trước, Nhật Bản và Hàn Quốc đều gửi lao động đi xuất khẩu lao động ở các nước khác. Từ đó mang về cho đất nước họ những tiến bộ kỹ thuật mới, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
“Cùng với giải quyết việc làm trong nước, giải quyết việc làm ngoài nước cho lao động cũng là 1 chiến lược phát triển kinh tế của nước ta” – ông Đào Văn Tiến nhấn mạnh.
13/11/2018 10:29
13/11/2018 10:29
Chia sẻ ý kiến về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động nước ngoài, ThS. Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Cường, Trưởng phòng Quản lý đào tạo trường ĐH Văn Hiến đặt vấn đề: Đào tạo như thế nào để sinh viên ra trường có thể đi xuất khẩu lao động được?. Theo Ths Cường, đó là hãy đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo yêu cầu của thị trường, hay đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Vì họ chính là đối tượng sử dụng “sản phẩm” do chính chúng ta tạo ra.
“Khi xây dựng chương trình đào tạo cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của doanh nghiệp. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến, hãy đào tạo theo nhu cầu xã hội sẽ nâng cao cả 2 mặt lượng và chất cho tình hình xuất khẩu lao động tại Việt Nam” – Ths Cường nói.
13/11/2018 10:30
13/11/2018 10:30
Tại hội thảo, Ths Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM) cho biết, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm rất được nhà trường quan tâm, Chương trình Giáo dục định hướng việc làm tại trường được xây dựng theo chu trình Learn – Built – Measure để có thể nhanh chóng cập nhật phù hợp với thực tế dựa trên một mục tiêu cuối cùng là hình thành kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, hiện được đưa vào tổ chức cho sinh viên hệ cao đẳng từ học kỳ 1 năm học 2018 – 2019.
Chương trình được tổ chức từng học kỳ trong suốt thời gian học tập của sinh viên theo chương trình đào tạo và được quy đổi thành thành 05 tín chỉ đối với sinh viên hệ cao đẳng (Chương trình đào tạo 2,5 năm). Trong mỗi học kỳ chương trình gồm 03 phần chính: Đào tạo kỹ năng; Huấn luyện kỹ năng qua các hoạt động; Trải nghiệm tại doanh nghiệp và thêm vào đó là tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động công tác xã hội theo quy định bắt buộc của trường, sau mỗi học kỳ các em được đánh giá thông qua bài kiểm tra nhận thức (thi trắc nghiệm online), sự tích cực tham gia hoạt động và nhận xét từ chuyên gia cố vấn kỹ năng, riêng học kỳ cuối cùng các em được đánh giá qua chương trình phỏng vấn từ doanh nghiệp.
13/11/2018 10:31
13/11/2018 10:44
13/11/2018 10:52
Trong phần hỏi đáp, sinh viên Trần Thị Thùy Trang, khoa kế toán trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM mong muốn có lời khuyên làm sao chọn được những thông tin đáng tin cậy khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động?
Ông Đào Văn Tiến , Vụ trưởng Vụ đào tạo thường xuyên, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp bộ LĐTBXH cho biết, khi sinh viên đi du học, chỉ có những doanh nghiệp được Sở giáo dục cấp phép làm dịch vụ du học mới được phép tổ chức.
“Do đó sinh viên cần cẩn thận tìm hiểu kỹ, có thể học tốt tiếng bản ngữ của nước sở tại mà mình muốn đến, trực tiếp vào trang web của trường ĐH mình sau đó dự tuyển trực tuyến, không nên thông qua bất kỳ cơ sở môi giới nếu không rõ thông tin Một số trường đã có chương trình hợp tác trường- trường trao đổi sinh viên, thực tập sinh. Học trường nào thì nên liên hệ với trường mình để tìm hiểu thêm thông tin nếu có” – ông Tiến lưu ý.
Ông Tiến cũng cho biết Cục quản lý lao động đã đưa thông tin tất cả các đơn vị lên website, danh sách doanh nghiệp nào được thực hiện hợp đồng lao động nào… Tất cả đều được trình bày rõ ràng trên web. Không nên tin vào các lời mời chào của công ty, nếu thắc mắc cơ sở đó có được phép tổ chức đưa lao động ra nước ngoài hay không, người lao động có thể liên hệ đến văn phòng sở lao động thương binh xh, gọi đường dây nóng (024)3966633 của Cục quản lý lao động.
13/11/2018 11:01
Ông Trần Anh Tuấn Phó giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường TPHCM cho rằng, xuất khẩu lao động là chiến lược lớn của quốc gia. Hiện nay TPHCM là khu vực sôi động nhất nước, cơ quan đầu tư nước ngoài đang tích cực phối hợp các địa phương của nước ta, hiện có rất nhiều ngành được đào tạo để xuất khẩu.
Trước đi lựa chọn ngành phù hợp, các em phải có xu hướng tự mở mang kiến thức, chọn nghề sao phù hợp để khỏi thất nghiệp sau này. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép đi học nghề thì các đơn vị xuất khẩu lao động có thực hiện các chương trình hỗ trợ vốn cho người lao động đi.
'Hiện nay, thông tin xuất khẩu lao động rất ít, rất thấp phổ biến trong các trường phổ thông, không dự báo các thông tin về xuất khẩu lao động. Do đó, người lao động phải có tính toán khi quyết định đi xuất khẩu' – ông Tuấn lưu ý.
13/11/2018 11:16
Thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân TPHCM trăn trở trong thời điểm hiện tại, xuất khẩu lao động chỉ dành cho học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại Học, Trung Cấp… Còn với những học sinh tốt nghiệp cấp 3, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, có mong muốn sau khi học xong lớp 12 được cơ hội trở thành thực tập sinh cơ hội vẫn còn khá ít, thị trường xuất khẩu lao động, thực tập sinh dường như vẫn thiếu minh bạch.
“Các em thực tập sinh đi ra nước ngoài hầu như rất ít người đi với tâm thế làm chủ, đi để nắm bắt kiến thức, tác phong của những nền kinh tế phát triển để trở về nước mình làm chủ bản thân, xây dựng bản thân cũng như đất nước” - thầy Độ nhấn mạnh.
13/11/2018 11:17
13/11/2018 11:17
Còn bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn (Saigon Inserco), thị trường lao động của các nước tuyển chọn lao động từ 18 tuổi trở lên, các em học sinh vừa tốt nghiệp lớp 12, chưa trải qua khóa đào tạo nghề, khó đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nên cơ hội cũng sẽ hạn chế hơn.
Trước khi có ý định xuất khẩu lao động, các em cần tìm hiểu chi phí cụ thể xem tại các công tổ chức cho lao động đi xuất khẩu, công ty nào giá cao, công ty nào giá thấp, các em cần tham khảo thông tin trên các website… Các em đi làm việc đừng lo lắng lừa đảo, các thông tin đều công khai minh bạch, đều có sàn giao dịch trực tuyến. Các công ty muốn tổ chức cho sinh viên đi xuất khẩu lao động đều phải trải qua quá trình thẩm định hồ sơ kỹ càng của sở lao động địa phương” - bà Cúc tư vấn.
13/11/2018 11:25
Cho rằng người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động cần phải chuẩn bị tâm thế, PGS.TS Nguyễn Minh Đức khẳng định, nhà trường và doanh nghiệp có cùng chủ trương định hướng cho sinh viên, bản thân người đảm trách trong lĩnh vực giáo dục, tôi đi rất nhiều, có điều kiện tham khảo, học hỏi mô hình của nước ngoài.
“Chúng ta nên xem việc đi làm việc ở nước ngoài là đang hội nhập quốc tế, chứ không phải xuất khẩu lao động. Đừng nghĩ đưa đi rồi đưa về là có công việc tốt, mà cần có tâm thế đủ sự chuẩn bị, kỹ năng làm việc” - PGS.TS Nguyễn Minh Đức cho hay.
13/11/2018 11:26
Từ những vấn đề mà các đại biểu đặt ra tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Lanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty ESUHAI muốn xâu chuỗi các vấn đề với vai trò là đơn vị có kinh nghiệm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đi Nhật.
Giải đáp những mơ hồ, thắc mắc của người trẻ khi tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài, ông Lanh cho rằng, các bạn đừng quá phụ thuộc vào thông tin của một tổ chức hay cá nhân nào. Theo ông Lanh, trong bối cảnh toàn cầu hóa, bùng nổ thông tin như hiện nay, chỉ cần dùng điện thoại thông minh truy cập vào các fanpage của các đơn vị, công ty uy tín thì các bạn sẽ có được câu trả lời từ người thực, việc thực của vấn đề. Kết quả, thông tin có được nhiều khi còn ngoài sức tưởng tượng của người lao động.
Ông Lanh cũng trăn trở với câu chuyện “làm việc ở nước ngoài hay đi học tập để trở về là vấn đề quan trọng”. Các bạn sinh viên đi học tập, hay đi tiếp cận công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực toàn cầu hay xuất khẩu lao động rồi trở về.
“Không ai ngoài sinh viên sẽ góp phần đưa đất nước phát triển. Dù học chuyên ngành nào, bậc học nào đi chăng nữa thì đều phải sử dụng năng lực cả. Các bạn cứ theo đuổi nhu cầu, sở thích, thế mạnh của mình. Đừng gượng ép học theo một ngành đặc thù nào để đi ra nước ngoài làm việc. Cơ hội, quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản còn cần rất nhiều nguồn nhân lực thông hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, suy nghĩ, công nghệ của Nhật, do đó cần nhiều người trẻ Việt Nam biết được, làm được chuyện này” - ông Lanh cho biết.
13/11/2018 11:30
Bạn Thanh Nhàn, sinh viên ngành tâm lý ĐH Văn Hiến cho biết em có mong muốn được xuất khẩu lao động sang thì cần chuẩn bị gì?
ThS Phạm Anh Thắng, Phụ trách Đại diện Văn phòng Bộ LĐTBXH tại TPHCM trả lời: Hiện nay xuất khẩu lao động có 4 hình thức, trong đó có hình thức cá nhân tự tìm việc làm, tự đăng kí việc làm, trong trường hợp bạn muốn tham gia thị trường Pháp. Nếu bạn tìm được đơn vị tuyển dụng tại Pháp, bạn đáp ứng được tiêu chuẩn lao động họ đặt ra, bạn có thể đăng kí trực tiếp với họ.
“Các quốc gia ở Châu Âu có rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe để tuyển lao động nước ngoài vào quốc gia của họ để làm việc”- ông Thắng lưu ý.
13/11/2018 11:38
Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài kéo dài trong hơn 3 giờ đồng hồ, giải đáp rất nhiều thắc mắc của các bạn sinh viên và những người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích khi lựa chọn quốc gia đến làm việc, chuẩn bị tinh thần như thế nào khi ra nước ngoài làm việc; sự hỗ trợ, giúp đỡ, đào tạo cả về vốn cũng như kiến thức của nhà trường, doanh nghiệp đối với người muốn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
13/11/2018 11:44
Sáng nay, tại trường đại học Văn Hiến, 613 Âu Cơ, quận Tân Phú, TPHCM, báo Tiền Phong tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 5 tháng đầu năm 2018 có hơn 48.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Đài Loan và Nhật Bản là hai thị trường trọng điểm, chiếm khoảng 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Sinh viên, học viên từ chính các trường ĐH, CĐ, TC là nguồn lực chính dồi dào cho sự phát triển của đất nước, song chất lượng lao động của chúng ta hiện nay đang ở mức thấp hơn các nước trong khu vực dẫn đến khó cạnh tranh với lao động quốc tế…
Nhiều sinh viên ra đường trở nên thất nghiệp hoặc thu nhập không đủ sống nên đã họ buộc phải tìm ngay một công việc nào đó để thay đổi và xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều người chọn để giải quyết nhu cầu có việc làm, kiếm thu nhập trước mắt.
Tuy nhiên, với tâm thế kiếm một công việc để kiếm tiền hơn là một công việc để tạo dựng tương lai, nhiều lao động đã không tập trung bồi dưỡng, học tập thêm kiến thức, kỷ năng, dẫn đến sau một thời gian thực tập sinh, lao động ở nước ngoài, họ lại quay trở về nước với chất lượng lao động thấp, tiếp tục rơi vào khốn khó. Điều này, vô tình làm mất đi giá trị tốt đẹp của một chính sách của Đảng, Nhà nước…
Mặt khác, để đi xuất khẩu lao động cũng là một vấn đề nan giải với người lao động do liên quan đến kinh tế, vay vốn ngân hàng, vấp phải lừa đảo… Và thực tế, không ít trường hợp “dở khóc dở cười”, mang nợ vào thân do vấp phải những công ty có lừa đảo hoặc người lao động vi phạm pháp luật, bỏ trốn, chuyển đổi công việc khiến tình trạng xuất khẩu lao động chung của cả nước bị ảnh hưởng….
Để giải quyết tình trạng này, nâng cao chất lượng lao động, ngoài ý thức bản thân người học còn đòi hỏi phải có sự chung tay của cả nhà trường lẫn doanh nghiệp, họ phải kết nối với nhau, hợp tác với nhau để qua đó định hướng, bồi dưỡng kiến thức, thay đổi tư duy của học sinh sinh viên với suy nghĩ học để đi làm việc nước ngoài, khi trở về phải làm chủ…
Hiểu rõ được nhu cầu của người học lẫn các đơn vị trường học, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực XKLĐ, báo Tiền Phong- Cơ quan T.Ư của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, là diễn đàn của tuổi trẻ cả nước tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài” để cùng Cục Quản lý lao động nước ngoài, Bộ LĐ- TB&XH, các chuyên gia, các công ty xuất khẩu lao động, các ngân hàng bàn bạc giải pháp cũng như các vấn đề liên quan.
Tham dự hội thảo có các diễn giả đến từ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp; Cục quản lý Lao động ngoài nước; đại diện lãnh đạo Hệ thống giáo dục Hùng Hậu; Công ty TNHH Dịch vụ Quốc tế Sài Gòn; trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM; Công ty TNHH Nhật Huy Khang cùng lãnh đạo sở ngành; lãnh đạo các trường ĐH, CĐ, TC, THPT; báo chí; người lao động, sinh viên, học sinh…
Hội thảo diễn ra vào sáng nay 13/11 tại trường đại học Văn Hiến, 613 Âu Cơ, quận Tân Phú, TPHCM.