'Lào đang đi đúng hướng'

Việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong ở miền bắc Lào được cho là tác động nguy hiểm đến môi trường và hệ sinh thái khu vực. Ảnh: Bangkok Post.
Việc xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong ở miền bắc Lào được cho là tác động nguy hiểm đến môi trường và hệ sinh thái khu vực. Ảnh: Bangkok Post.
TP - Sau sự cố vỡ đập của nhà máy thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy gây ra nhiều thiệt hại, chính phủ Lào ngày 17/8 vừa qua tuyên bố sẽ xem xét tất cả các công trình thủy điện. Chuyên gia quốc tế nói chính phủ Lào đang có bước đi đúng hướng.

Ngoài ra, chính phủ Lào sẽ tạm dừng tất cả các dự án xây dựng nhà máy thủy điện mới để thẩm định lại chiến lược phát triển thủy điện.

Về vấn đề này, bà Maureen Harris, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Tổ chức sông ngòi quốc tế đã có bài viết đăng trên Bangkok Post ngày 17/8. Chúng tôi xin lược dịch bài viết này.

“…Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là chiến lược năng lượng hiện nay của Lào và những nguy cơ đặt ra đối với người dân địa phương nơi có các đập thủy điện.

Việc điều tra vụ vỡ đập thủy điện Xe- Pian Xe- Namnoy và quyết định đánh giá lại sự tồn tại của con đập này cùng các  kế hoạch thủy điện rất được hoan nghênh và có vẻ là một bước đúng hướng trong chiến lược phát triển của Lào.

Để những sáng kiến này của chính phủ Lào thực sự có ý nghĩa, cuộc điều tra và quá trình thẩm tra lại nên hướng tới, đặt những cộng đồng bị tác động là trung tâm.

Chính phủ Lào cần thảo luận với những người dân bị tác động tại Lào và các quốc gia láng giềng để cùng chia sẻ kinh nghiệm và có nhận thức đúng đắn về chính sách hiện nay.

Để bảo đảm tính độc lập, hội đồng thẩm định nên được thành lập gồm các chuyên gia  trong và ngoài chính phủ, chuyên gia trong ngành công nghiệp thủy điện (các học viện, các tinh hoa trong lĩnh vực môi trường, xã hội và đại diện xã hội dân sự). Ủy ban điều tra và thẩm định nên bao gồm các đại diện từ các làng quê bị tác động  bởi sự cố vỡ đập thủy điện Xe- Pian Xe- Namnoy, những khu vực bị tác động bởi các đập thủy điện dọc đất  nước Lào, cũng như các chuyên gia am hiểu về tác động của thủy điện với con người và hệ sinh thái…

Cùng với việc thẩm định lại toàn bộ hệ thống đập thủy điện tại Lào, chính phủ nên đánh giá lại vấn đề tài chính, những rủi ro về an toàn và những chi phí khổng lồ cho môi trường và xã hội. Thay vì việc phát triển nhanh chóng các nhà máy thủy điện, chính phủ Lào nên xem xét các nguồn năng lượng thay thế khác an toàn hơn như điện gió và năng lượng mặt trời.

Nếu thực hiện đúng hướng, các sáng kiến của chính phủ Lào sẽ là một cơ hội giải thích cho thảm họa hiện nay một cách toàn diện và minh bạch, đưa những giá trị mới vào tài nguyên sông nước và các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nó. Với sự hỗ trợ của tất cả các ngành, các cấp, chính phủ Lào có thể biến thảm họa do con người gây ra này thành một chất xúc tác để phát triển bền vững và công bằng cho đất nước và con người Lào.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.