Những gốc hoa thối rễ chết héo rũ trên cánh đồng.
Mưa rồi lại nắng, đất bị rửa trôi, cằn cỗi.
Người dân phải đợi cho đất khô mới tiếp tục gieo trồng vụ tiếp theo. Trong khi đó, các loại cỏ dại đua nhau mọc tràn lên.
Nhiều gia đình phải thuê người nhổ cỏ bạt ngàn khắp vườn hoa.
Bà Hiển ngày ngày ra cắt cỏ giúp cho con cháu đỡ phần nào chi phí thuê nhân công. Bà cho biết, gia đình mất hơn 5 sào hoa cúc. Mỗi sào lỗ từ 5-7 triệu đồng.
Nhiều hộ gia đình phải mua sào tre để làm lại giàn do nắng mưa làm gỗ nhanh hỏng.
Nhiều thửa vườn phủ cỏ dại...
... hoa thối rễ, chất lượng xấu, nông dân phải bán với giá rất rẻ.
Ở những mảnh vườn bị thiệt hại, nông dân phải đầu tư lại từ đầu những khâu làm đất, trồng mầm, bón phân... mất thêm 4-5 tháng để thu hoạch được một vụ hoa.
Hiện nhiều người phải thuê ruộng vị trí cao hơn để trồng hoa vì sợ nước ngập. Với những ruộng cao, giá thuê lên tới 1,5 - 2,5 triệu đồng so với 800.000 - 900.000 đồng ruộng thấp.
Một nông dân rửa mầm rau để trồng. Việc đầu tư lại mầm mới trên đất đã bị rửa trôi khiến cho mầm dễ chết và hoa kém chất lượng.
Những luống hoa được phủ rơm để tránh mưa làm nát mầm rau.
Anh Nguyễn Hợp (thôn Thượng) mất hơn nửa vườn hoa. Hoa cúc và hông là hai loại dễ thối nhất. Nước vừa rút, anh phải thuê người đào sớm đề phòng khi mưa đến, nước ngập trở lại dễ gây hỏng củ và khó thu hoạch.
Hoa bị chết được người dân xếp lên bờ kênh, bốc mùi hôi thối khó chịu.
Đang nắng thì mưa đột ngột đổ xuống, nhiều gia đình phải kéo vội nilon và bạt phủ tạm lên những luống hoa.
Tuy nhiên việc phủ nilon chỉ tránh cho hoa bị nát, chứ không thể giúp cho cây tránh thối rễ.
Ngoài thời tiết thất thường, ở đây những bờ mương hoặc kênh thoát nước quá nông, mỗi khi mưa xuống là nước tràn ngược vào vườn hoa cũng gây thiệt hại lớn.
Nông dân làng hoa nổi tiếng Hà Nội chỉ biết bất lực trước sự khắc nghiệt của thời tiết.