Lâm Đồng: Ban Nội chính chi tiền mua tin tố cáo tham nhũng

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mọi tổ chức, cá nhân nếu có thông tin về hành vi tham nhũng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều có thể bán tin cho Ban Nội chính tỉnh này. Tùy theo tính chất vụ việc, chất lượng thông tin, tài liệu mà mỗi tin sẽ được mua với mức từ 500.000 đồng - 10 triệu đồng.

Thông tin kể trên được ông Lương Hồng Khoa, Chánh văn phòng Ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng xác nhận với tờ Thanh Niên vào ngày 3/6.

Theo đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có quy định về việc mua tin tố cáo tham nhũng với mức chi trả cao nhất là 10 triệu  đồng.

Từ nay trở đi, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu phát hiện thông tin, chứng cứ có giá trị liên quan đến hành vi tham nhũng trên địa bàn tỉnh đều có thể bán tin cho Ban Nội chính.

Sau khi có thông tin, Ban sẽ tổ chức xác minh và nếu được lãnh đạo Ban duyệt mua thì tùy theo tính chất vụ việc, chất lượng thông tin, tài liệu mà mỗi tin sẽ được mua với mức từ 500.000 - 10 triệu đồng. Nếu tin không đạt yêu cầu, không được duyệt mua, Ban sẽ thông báo và hoàn trả các tài liệu, hồ sơ cho người bán.

Thông tin cung cấp được thể hiện bằng các hình thức như: lời nói, văn bản, file ghi âm, ghi hình. Người bán tin có thể trực tiếp cung cấp thông tin tại Ban Nội chính hoặc cung cấp gián tiếp thông qua điện thoại (0633.826379), fax (0633.820379), bưu chính, hộp thư điện tử và các hình thức gián tiếp khác…

Cũng theo ông Khoa, mọi thông tin cá nhân, họ tên, địa chỉ, bút tích của người cung cấp tin sẽ được giữ bí mật tuyệt đối; thậm chí khi nhận tiền bán tin, người bán đề nghị giữ bí mật thông tin cá nhân (không ký tên khi nhận tiền) thì lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy sẽ cử người ký thay.

Các hồ sơ, văn bản, tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc mua bán tin này sẽ được quản lý, bảo quản theo chế độ tài liệu “mật”.

Theo Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.