Lá lốt: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Lá lốt có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Khi biết sử dụng lá lốt đúng cách, liều lượng phù hợp với cơ địa của mỗi người thì lá lốt trở thành 1 vị thuốc rất tốt. Dùng quá liều lượng có thể gây độc cho cơ thể.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt…

Để áp dụng “món ăn bài thuốc", nhiều bà nội trợ đã chú ý đưa lá lốt vào thực đơn hàng ngày với mong muốn trị bệnh không dùng thuốc. Tuy nhiên, lá lốt cũng như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều lượng. Nếu lạm dụng, thì đôi khi thuốc bổ cũng có thể thành… thuốc độc.

Chữa ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

Viêm tinh hoàn: Lá lốt 12g, lệ chi 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch linh 10g, sinh khương 21g, sơn thù 6g, phòng sâm 6g, hoàng kỳ 5g, cam thảo (chích) 4g. Đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, chia nhiều lần cho trẻ uống trong ngày.
Lá lốt: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân ảnh 1 Để áp dụng “món ăn bài thuốc", nhiều bà nội trợ đã chú ý đưa lá lốt vào thực đơn hàng ngày với mong muốn trị bệnh không dùng thuốc. Tuy nhiên, lá lốt cũng như bất kỳ vị thuốc nào, đều cần phải dùng đúng liều lượng. Nếu lạm dụng, thì đôi khi thuốc bổ cũng có thể thành… thuốc độc. Ảnh minh họa: Internet
Chữa đau nhức xương khớp khi lạnh: Nhờ có vị cay, tính ấm nên lá lốt chữa trị đau nhức xương khớp rất tốt. Dùng 50 đến 70g lá lốt + 100gr thịt bò đem rửa và xắt mỏng, tẩm ướp gia vị theo khẩu vị rồi cùng cùng lá lốt. Ăn 2 – ba lần/ tuần. Nếu chán ăn bạn cũng có thể sắc thuốc uống với một số vị thuốc khác nữa với công thức như sau: 15gr rau lốt + 15 gr rễ cây bưởi, xắt nhỏ, sao vàng+ 15gr rễ ngòi voi+ 15g rễ cây cỏ xước + 600ml nước sạch. đun thuốc sệt lại còn 200 ml, một ngày uống ba lượt, 1 tuần uống sẽ khỏi bệnh. 20 g lá lốt + 12 gram thiên nhiên kiện + 16 gram gai tầm xoang + 400ml nước sạch. Sắc đặc lại còn 100ml nước thuốc, 1 tuần uống với nhiều lần uống trong ngày/ 1 ngày. Thái nhỏ 5 tới mười lá lốt mang phơi khô hay 15 – 30 lá rau lốt tươi sắc nước rồi uống 1 ngày 2 – ba lượt, uống liên tiếp trong 1 tuần. Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày. Chữa viêm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.. Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Lá lốt: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân ảnh 2 Chữa đau nhức xương khớp khi lạnh: Nhờ có vị cay, tính ấm nên lá lốt chữa trị đau nhức xương khớp rất tốt. Dùng 50 đến 70g lá lốt + 100gr thịt bò đem rửa và xắt mỏng, tẩm ướp gia vị theo khẩu vị rồi cùng cùng lá lốt. Ăn 2 – ba lần/ tuần. Ảnh minh họa: Internet
Chữa phù thũng do suy thận:Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày. Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày. Những người không nên lá lốt Lá lốt tuy chỉ là một loại rau gia vị nhưng cũng là thuốc trong Đông y. Đã là thuốc thì sẽ có khuyến cáo. Trong đó, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh không phải ai cũng có thể ăn lá lốt. Một số đối tượng không nên ăn loại gia vị này là người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón. Người bị đau dạ dày dễ bị kích ứng niêm mạc khi ăn đồ ăn có tính nhiệt như lá lốt. Với người bị táo bón, nhiệt miệng vốn là những người bị nóng trong, ăn lá lốt vào cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề. Do đó, nếu đang gặp phải những vấn đề bệnh tật này, bạn cần tuyệt đối không ăn lá lốt.
MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.