Ký EVFTA: Thông về con đường nhưng phải thoáng về thể chế

Nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ có lợi thế vào EU nhưng cũng sẽ chịu cạnh tranh ngay chính trê sân nhà
Nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ có lợi thế vào EU nhưng cũng sẽ chịu cạnh tranh ngay chính trê sân nhà
TPO - Dù có ký EVFTA nhưng nếu các cải cách, luật lệ không theo kịp thì không khác gì bó chân tay rồi ném doanh nghiệp ra ngoài biển lớn và như vậy doanh nghiệp sẽ chết… là nhận định của đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về việc thực thi EVFTA trong thời gian tới tại Việt Nam.

Chia sẻ tại buổi “Đối thoại về Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu: Cơ hội cho doanh nghiệp”, do Bộ Công Thương, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và VCCI tổ chức ngày 1/7, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, để ký EVFTA, Việt Nam đã có bước tiến rất dài và có sự chuẩn bị trong việc ắt giảm hàng rào thuế quan rất sâu, về 0% thuế với lộ trình Việt Nam dành cho EU trong 10 năm và EU trong 7 năm với Việt Nam. Trong nhiều nội dung mà Chính phủ Việt Nam cam kết, đều có những yêu cầu đòi hỏi những biện pháp cụ thể từ Chính phủ phải thực hiện trong bối cảnh phát triển bền vững. 

Ông Tuấn Anh cũng cho rằng, những nội dung cam kết của Việt Nam trong EVFTA cũng hàm chứa chiến lược phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới. Điều còn lại chính là sự vào cuộc của cả hệ thống, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp.

Nhấn mạnh việc ký EVFTA là biểu tượng quan trọng trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, Cao ủy Thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom cho rằng, đây là bước đi quan trọng và đúng hướng giúp nhiều người thoát khỏi nghèo đói, thúc đẩy đầu tư, mang lại công ăn việc làm không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cho thế hệ mai sau. Nếu Việt Nam tận dụng được một cách hiệu quả thì Hiệp định này sẽ giúp tạo cơ sở vững chắc cho việc củng cố và phát triển quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu lên một tầm cao mới, đem lại lợi ích thiết thực và to lớn cho doanh nghiệp và người dân của cả hai bên.

Khẳng định chính các doanh nghiệp sẽ là người quyết định sự tham gia của mình trong EVFTA và cần chú ý trong giai đoạn đầu, Cao ủy thương mại EU cho hay, phía EU đã chuẩn bị trong một thời gian dài cho hiệp định và giờ là lúc triển khai thực hiện. EU muốn mang lại cơ hội đến cho những người liên quan nên đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin về các điều khoản là gì, đầu mối hỗ trợ là ai, cách kết nối thế nào để các DN cần là có thể tiếp cận được luôn.

"Có thể nói đây là hiệp định rất hiện đại. Chúng tôi đã lập hệ thống tòa án hiện đại như đã lập với Singapore (nước đã ký hiệp định tự do với EU đầu tiên ở khu vực) để giải quyết các tranh chấp giữa chính phủ và đầu tư khi thực hiện EVFTA. Nghị viện châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày mai để triển khai các bước tiếp theo của việc ký kết hiệp định”, bà Cecilia Malmstrom nói.

Chủ tịch EuroCham, ông Nicolas Audier cho hay, có nhiều lĩnh vực khác nhau mà các doanh nghiệp EU có thể hưởng lợi từ EVFTA. Một trong những điểm mạnh nhất của EVFTA là đẩy mạnh sự tham gia của các doanh  nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Theo ông Nicolas Audier, cách đây gần 3 năm, EuroCham đã có các dự án để hỗ trợ các doanh nghiệp SME EU phát triển. Giờ các DN này đã có hành lang pháp lý vững chắc để đầu tư tại Việt Nam.

Nhấn mạnh những thách thức có thể gặp phải, Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc cảnh báo EU là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, dịch vụ nên doanh nghiệp Việt sẽ cần chú trọng hơn đến sản phẩm của mình. Cùng đó, EVFTA là hiệp định rất cao nên đòi hỏi sự cải cách rất lớn của Chính phủ và là động lực để chúng ta thực hiện các cam kết của mình.

Chủ tịch VCCI cho rằng, nhiều mặt hàng của Việt Nam đang có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc, châu Á, chưa có từ EU. Các hàng hóa của EU cũng đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh môi trường rất cao. Chi phí tuân thủ của hiệp định đòi hòi doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận cuộc chơi khi chấp nhận chi phí tuân thủ các yêu cầu của hiệp định. Doanh nghiệp có thể cố gắng nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Cùng đó, doanh nghiệp cần hiểu được các điều khoản của hiệp định để tận dụng được các lợi thế cũng là một thách thức”.

“Chúng ta ký kết EVFTA cũng như CPTPP là việc chúng ta đã thông về con đường nhưng phải thoáng về thể chế. Các cải cách vẫn bó tay bó chân doanh nghiệp, luật lệ vẫn không theo kịp, có thông nhưng không thoáng thì doanh nghiệp vẫn chết. Phải nâng cấp doanh nghiệp và phải đào tạo nhiều hơn nữa, phải tham gia vào nghiên cứu phát triển, phải nâng cao chất lượng hơn nữa”, ông Lộc nói.

Dẫn số liệu khảo sát mới đây của VCCI cho thấy 70% DN FDI cho hay không tìm được giám đốc điều hành cấp cao người Việt, Chủ tịch VCCI cũng mong EU chung ta hỗ trợ Việt Nam trong việc quản trị, đào tạo cho các DN Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.