Kỳ bầu cử đặc biệt

0:00 / 0:00
0:00
TP - Dậy sớm, mặc quần áo đẹp, đeo khẩu trang… rồi háo hức đến các điểm bầu cử xếp hàng, rửa tay, sát khuẩn, và bầu ra người đại biểu đại diện cho mình trong các cơ quan dân cử là hình ảnh xuất hiện tràn ngập trên trang cá nhân facebook, zalo, twitter…  của công dân Việt Nam trong Ngày hội non sông, ngày hội bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, vùng miền, con số hàng chục triệu cử tri đi bầu cho thấy niềm tin rất lớn của nhân dân vào quy trình bầu cử an toàn. Cộng với ý thức, trách nhiệm cao trong việc thực hiện nghiêm quy định “5K” nên từ thành phố tới nông thôn, từ miền núi đến biên giới, hải đảo…, tất cả cử tri, nhân dân đều tự tin, náo nức hướng về Ngày bầu cử.

Những hình ảnh đẹp đó, không chỉ thể hiện quyền và trách nhiệm của cử tri theo một cách thông thường, mà khẳng định sức mạnh vượt trội của Việt Nam - một dân tộc luôn luôn đoàn kết một lòng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để “biến nguy thành cơ”, biến những điều không thể thành có thể… Đặc biệt, khi thực hiện quy trình bầu cử, kể cả những người đang ở trong khu vực bị cách ly, phong tỏa, hay những người đang mắc COVID-19 đều thể hiện sự sáng suốt, nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, cũng như chương trình hành động của các ứng cử viên trước khi quyết định “chọn mặt gửi vàng”.

Chia sẻ sau khi bỏ phiếu bầu cử, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng rằng, với ý nghĩa quan trọng của cuộc bầu cử lần này, đất nước ta sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới, ngày càng tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, và nhân dân cả nước… Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì cho biết, trước ngày bầu cử, ông đã “hồi hộp từng ngày, hồi hộp từng giờ”. Nay trong ngày bầu cử, trước đại dịch COVID-19 lần này, cho thấy được sức mạnh trùng trùng điệp điệp của nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam…

Ngày Hội non sông là sự khởi đầu cho một nhiệm kỳ 5 năm tới, với rất nhiều khó khăn và thách thức. Tới đây, khi quá trình kiểm phiếu được hoàn tất, sẽ có người được công bố trúng cử, người không. Nhưng dù trúng, hay không trúng, thì hình ảnh của cử tri, của nhân dân trong ngày bầu cử; hình ảnh của những người bác sỹ, y tá, quân đội, công an…, thành viên tổ bầu cử trong những tháng, ngày qua không quản gian khổ để chiến đấu với đại dịch, bảo đảm an toàn cho ngày bầu cử chắc chắn sẽ khắc sâu trong tâm trí của các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Vì thế, những người không trúng cử sẽ không buồn, càng phải nỗ lực lao động, cống hiến để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, vì sự hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Còn những người trúng cử, đã cố gắng thì càng phải cố gắng nhiều hơn nữa, để làm sao cho xứng đáng với lá phiếu niềm tin của cử tri; xứng đáng với những khó nhọc, vất vả mà các lực lượng chức năng đã phải trải qua để bảo đảm có được ngày bầu cử thành công, an toàn.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.