Kỳ 1: Thái Bình phát triển bền vững kinh tế biển

0:00 / 0:00
0:00
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo đảm tính bền vững trong phát triển kinh tế biển Việt Nam nhằm tạo sự bứt phá về khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các vùng biển, ven biển, hải đảo cũng như bảo đảm tính khả thi trong huy động, sử dụng các nguồn lực phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước, Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực hiện 5 năm 2020 – 2025, kế hoạch tổng thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần ưu tiên thực hiện đến năm 2025, Thái Bình đã quyết liệt triển khai các chủ trương lớn, các khâu đột phá, các giải pháp đồng bộ toàn diện trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, đạt được kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực.

Báo Tiền phong điện tử trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài phản ánh bức tranh tổng thể của Thái Bình về vấn đề này.

BÀI 1: Hoàn thiện thể chế, xây dựng hành động

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thái Bình đã kịp thời thể chế các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các nhiệm vụ, giải pháp trong các nghị quyết, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện đảm bảo đúng định hướng và phát huy tính năng động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị nhằm đạt kết quả cao nhất.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 32-CTr/TƯ, ngày 26/12/2018 thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW; trong đó đã cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết phù hợp với thực tiễn của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo bổ sung phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm của tỉnh; lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể thực hiện hiệu quả Nghị quyết; ban hành nhiều chủ trương, giải pháp huy động tổng hợp các nguồn lực để khai thác và thúc đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế biển, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung tạo bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Kỳ 1: Thái Bình phát triển bền vững kinh tế biển ảnh 1

Thu hoạch tôm

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX đã xác định: Tập trung xây dựng, phát triển Khu kinh tế Thái Bình toàn diện về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, đô thị và kinh tế biển trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong cả nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 35/2020/NQ-HĐND, ngày 09/12/2020 về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và các nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.

Trong đó, lồng ghép các nội dung về tập trung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư uy tín, thương hiệu, năng lực thực sự, đảm bảo sử dụng quỹ đất hiệu quả, chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, các ngành thương mại du lịch, dịch vụ, kinh tế biển có giá trị gia tăng lớn gắn với bảo vệ rừng phòng hộ ven biển và chủ quyền, an ninh biên giới biển.

UBND tỉnh đã ban hành 03 kế hoạch, 02 chương trình hành động và nhiều văn bản khác nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển; thành lập Ban Điều phối thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tỉnh Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương có liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các dự án cụ thể để phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh.

Kỳ 1: Thái Bình phát triển bền vững kinh tế biển ảnh 2

Ngư dân Thái Thụy thu hoạch hải sản sau chuyến vươn khơi

Việc hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển được quan tâm đặc biệt; công tác thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, đạt được kết quả tích cực. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn”, “nút thắt” trong thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng thực chất và hiệu quả; công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thuận lợi thông thoáng có bước chuyển biến căn bản, được các nhà đầu tư đánh giá cao, cụ thể như quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trong Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020 - 2030.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã phân vùng sử dụng không gian biển: Vùng an ninh, quốc phòng; vùng cảng biển, giao thông biển và logistics; vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; vùng bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học biển; vùng khai thác tài nguyên biển; vùng khai thác năng lượng tái tạo; vùng phát triển công nghiệp; vùng phát triển du lịch và dịch vụ biển; vùng phát triển không gian đô thị biển. Hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình đã trình lại Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kỳ 1: Thái Bình phát triển bền vững kinh tế biển ảnh 3

Hộ nuôi trồng thủy hải sản ven biển Thái Bình ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nuôi tôm....

Bên cạnh việc định kỳ rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về biển đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế, hiệu quả đầu tư công của các ngành kinh tế biển, các huyện ven biển; Thái Bình còn tích cực đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế biển, ven biển; xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.

Kỳ 1: Thái Bình phát triển bền vững kinh tế biển ảnh 4

Chăm sóc thủy sản tại các ao, đầm ven biển...

Tỉnh cũng tiếp tục kiện toàn, đổi mới tổ chức và vận hành hệ thống cơ quan quản lý tổng hợp, thống nhất về biển cấp tỉnh đến các địa phương; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý về biển có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, hiện đại. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các bên liên quan thông qua các cơ chế, công cụ điều phối cụ thể. Định kỳ hàng năm đánh giá chỉ số tổng hợp quản trị biển của tỉnh trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Định kỳ 5 năm thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP, Chương trình hành động số 32-CTr/TU và đề ra những chủ trương phù hợp với giai đoạn mới.

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.